Trang ChínhThư ViệnTạp Chí H2@Latest imagesGalleryTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Top posters
Admin
Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 2 Vote_lcap1Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 2 I_voting_barMười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 2 Empty 
ptthai769
Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 2 Vote_lcap1Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 2 I_voting_barMười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 2 Empty 
Vo Thai Sang
Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 2 Vote_lcap1Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 2 I_voting_barMười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 2 Empty 
Hoangka
Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 2 Vote_lcap1Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 2 I_voting_barMười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 2 Empty 
minhthien0203
Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 2 Vote_lcap1Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 2 I_voting_barMười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 2 Empty 
tungpro39
Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 2 Vote_lcap1Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 2 I_voting_barMười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 2 Empty 
vtsang2402
Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 2 Vote_lcap1Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 2 I_voting_barMười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 2 Empty 
jaeatnguyen
Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 2 Vote_lcap1Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 2 I_voting_barMười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 2 Empty 
thanhthuong
Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 2 Vote_lcap1Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 2 I_voting_barMười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 2 Empty 
hthai8181
Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 2 Vote_lcap1Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 2 I_voting_barMười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 2 Empty 

 

 Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 2

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Vo Thai Sang

Super Modertors
Vo Thai Sang

Tổng số bài gửi : 25
Reputation : 1
Join date : 13/03/2011
Age : 33
Đến từ : Can Tho University

Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 2 Empty

Bài gửiTiêu đề: Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 2   Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 2 I_icon_minitimeThu Mar 24, 2011 9:41 pm

14. Có nên pha thêm flo vào nước uống ?
Ở một số vùng nông thôn thường có hiện tượng trẻ em mọc răng không
thành hình, thậm chí có chiếc răng chưa mọc đủ đã bị sâu hoặc sứt mẻ; có
trẻ mọc răng “vô tổ chức”, đã vậy răng lại vàng và đen; lại có trẻ đến
tuổi thay răng nhưng răng mới mọc rất chậm, v.v… Nguyên nhân của những
hiện tượng này là gì ? Qua nghiên cứu tìm hiểu các nhà khoa học đi đến
kết luận là nguồn nước uống ở những vùng đó thiếu một nguyên tố vi
lượng rất cần cho cơ thể con người, đó là flo (F).
Flo là nguyên tố hoạt động hóa học rất mạnh, thường có mặt ở khắp mọi
nơi trong tự nhiên với các hình thức hợp chất hóa học. Thông thừơng
trên mặt đất, trong lòng đất và trong nước đều có chứa chất flo. Flo
thâm nhập vào cơ thể con người qua đường nước uống, thức ăn và không
khí, đáp ứng nhu cầu phát triển bình thường của con người. Đối với trẻ
em, flo có tác dụng thúc đẩy cơ thể phát triển, nhất là hai hàm răng.
Với một lượng vừa đủ (khoảng 10%) flo trong men răng, răng đạt được độ
cứng chắc tối đa và có sức đề kháng cao với sâu răng.
Về mặt dinh dưỡng, flo là một chất không sinh năng lượng nhưng có vai
trò quan trọng trong các chức phận của cơ thể, gọi là “các yếu tố vi
lượng” hay “yếu tố vết”. Đây là một điểm đáng chú ý vì không phải càng
nhiều fluorid thì xương và răng càng chắc. Lượng flo cao hoặc thấp quá
có thể gây rối loạn và thương tổn cho cơ thể.
Trên Trái đất có một số ít địa phương thiếu flo trong môi trường
sống, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người dân, nhất là lớp trẻ em.
Chính vì vậy có người đã chủ trương pha thêm flo vào nguồn nước uống.
Thế nhưng, nếu lượng flo thâm nhập vào cơ thể con người quá mức cho
phép sẽ gây ra căn bệnh “ngộ độc flo”, chủ yếu biểu hiện như sau: răng
ngả màu vàng, ròn dễ gãy và dễ rụng; đau buốt lưng, đùi, các khớp xương
khó cử động dễ bị dị hình,…Flo thâm nhập quá nhiều vào cơ thể người còn
gây ra các chứng rối lọan trao đổi chất, v.v. Vì vậy nhiều người phản
đối việc pha thêm flo vào nguồn nước uống.
Trong những năm 50, ở Nhật bản có hai luồng ý kiến trái ngược xung
quanh vấn đề có nên pha thêm flo vào nguồn nước uống không. Hai phái
tranh luận súôt mấy năm liền mà vẫn không kết luận được nên làm theo
cách nào. Trên thực tế cũng rất khó xử lý vấn đề này vì tình hình nguồn
nước uống ở mỗi vùng một khác, cần phải xét nghiệm cụ thể nguồn nước
nơi nào thíêu flo thì pha thêm, nguồn nước nơi nào đủ flo rồi thì không
cần pha thêm nữa.
Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 2 Photo
Thiếu flo hay dư flo quá mức đều gây ra những tổn hại cho hàm răng
Thông thường mỗi ngày một người cần 1 – 1,5 miligam flo, trong đó 2/3
có trong nước uống, 1/3 có trong các loại thực phẩm khác. Nếu hàm
lượng flo trong 1 lít nước uống thấp hơn 0,5 miligam thì tỉ lệ trẻ em
mắc các bệnh về răng sẽ cao. Hàm lượng flo trung bình trong 1 lít nước
uống phải từ 0,5 – 1 miligam, nếu vượt quá 1 miligam/1 lít nước thì tỉ
lệ trẻ em mắc bệnh răng và khớp cũng sẽ cao. Bởi vậy cần hết sức thận
trong khi xét nghiệm hàm lượng flo trong nguồn nước, chỉ được pha thêm
flo sau khi đã xác định rõ nguồn nước uống bị thiếu nguyên tố này.
Kem đánh răng chứa flo có tác dụng phòng chống sâu răng và tẩy được
những vết bám dính có màu trên bề mặt răng nhờ thành phần mài mòn và
đánh bóng, nhưng không “tẩy” được răng bị đen do nhiễm fluor, vì răng bị
nhiễm màu do fluor là khiếm khuyết trong quá trình hình thành mô răng.
14. Ngăn ngừa hiệu ứng nhà kính
Có một điều mà chắc chắn ai trong chúng ta cũng cảm thấy được, đó là
thời gian gần đây thời tiết thường xuyên oi bức, nhiệt độ tăng cao và
thiên tai xảy ra nhiều hơn với mức độ ngày càng tăng. Dĩ nhiên là chẳng
ai có thể thoải mái trong tình trạng khí hậu như thế. Và bạn có bao giờ
tự hỏi tại sao thời tiết lại ngày càng thất thường, bão lụt thường
xuyên và nặng nề hơn? Đó là do Hiệu Ứng Nhà Kính.
Vậy hiệu ứng nhà kính là gì? Tại sao lại có hiện tượng nóng lên của khí hậu toàn cầu?
Trái đất hấp thụ năng lượng từ Mặt trời để duy trì một nhiệt độ tương
đối ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hệ động –
thực vật phong phú. Tuy nhiên, khi lớp khí quyển có quá nhiều khí CO2, CFCs, CH4
và hơi nước… thì Trái đất trở thành một quả cầu giữ nhiệt, hấp thụ
nhiều mà lại ít tỏa nhiệt ra. Hiện tượng này xảy ra tương tự như trong
các nhà kính trồng cây nên được gọi là hiệu ứng nhà kính (Greenhouse effect).
Với sự tăng lên nhanh chóng của các loại khí gây hiệu ứng nhà kính,
được sinh ra từ những hoạt động của con người, nhiệt độ Trái đất không
ngừng tăng lên, gây ra hiện tượng nóng lên của khí hậu toàn cầu (Global warming).
Các nhà khoa học nhận định rằng sự thay đổi khí hậu là thảm họa tự
nhiên lớn nhất mà con người phái đối mặt, hậu quả của nó còn lớn hơn tất
cả các cuộc chiến tranh gộp lại.
Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 2 Photo
Trái đất của chúng ta đang trong cơn “sốt” ?
Vậy hiện tượng nóng lên của khí hậu toàn cầu có thể gây ra những tác hại gì?
• Đầu tiên, nhiệt độ tăng cao làm cho băng tại hai cực tan ra, mực
nước biển dâng lên, và thế là những vùng đất thấp như cả đất nước Hà Lan
và các đảo quốc ở vùng Thái Bình Dương sẽ biến mất.
• Nhiệt độ tăng cũng làm độ ẩm tăng cao, tạo điều kiện cho các bệnh
truyền nhiễm lây lan nhanh hơn và gây ảnh hưởng đến sự sống của các loài
động thực vật. Nhiều loài động thực vật quen sống trong khí hậu lạnh
giá sẽ có nguy cơ tuyệt chủng,…. Nhiệt độ tăng vào mùa khô hạn cũng làm
tăng nguy cơ cháy rừng.
• Hiện tượng El Nino và La Nina ngày càng diễn ra thường xuyên hơn,
làm cho lượng mưa tăng lên, gây lụt lội trong khi những nơi khác lại là
hạn hán!
Chúng ta có thể làm gì để ngăn chặn Hiệu Ứng Nhà Kính?
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, các nước trên thế giới đã
cùng thảo luận và kí kết Nghị định thư Kyoto (1997) nhằm cắt giảm việc
tạo ra các khí gây hiệu ứng nhà kính. Nhưng chính bạn cũng có thể góp
phần bảo vệ Trái đất bằng những hành động thiết thực của mình đấy!
• Hãy tiết kiệm điện: một phần điện năng được sản xuất từ việc đốt các nhiên liệu hóa thạch, sinh ra một lượng khí CO2
lớn. Hãy sử dụng ánh sáng tự nhiên, dùng bóng đèn tiết kiệm điện, tắt
hết các thiết bị điện khi ra khỏi phòng là bạn đã góp phần cùng nhân
loại bảo vệ Trái đất rồi.
• Khi cần di chuyển những quãng đường gần, bạn hãy đi bộ thay vì dùng
xe máy. Sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, đi học bằng xe
đạp. Wow, vừa bảo vệ được túi tiền lại vừa bảo vệ môi trường!
• Hãy cho những cái bếp than hay bến dầu “cổ lổ” đi vào quá khứ, sử dụng bếp gas vừa nhanh lẹ vừa tốt cho môi trường.
• Hãy dùng Hàng Việt Nam chất lượng cao. Tại sao chúng ta lại ăn nho
Mĩ, táo New Zealand trong khi đất nước ta bốn mùa đều có trái cây tươi
ngon, không có chất bảo quản? Việc vận chuyển hàng hóa giữa các nước
tạo ra một lượng khí CO2 khổng lồ và đó rõ ràng là một sự lãng phí tài nguyên rất lớn.
• Hãy tiết kiệm giấy (in giấy ở cả 2 mặt, sử dụng tập cũ để làm giấy
nháp…), tái chế bao nilông, vỏ chai nhựa sẽ giúp bảo vệ môi trường và
giảm khí CO2 trong quá trình sản xuất.
• Và bạn cũng đừng quên trồng thật nhiều cây xanh quanh nhà nhé, nó
không chỉ giúp cho không khí trong lành mà còn tạo cảnh quan thật đặc
biệt cho ngôi nhà của bạn nữa.
Hãy nhớ: Trái đất có được bảo vệ hay không là do ý thức và chính hành động của bạn đó!
15. Cây tổng hợp – “máy hút” khí CO2

Mỗi cây tổng hợp có thể thu hồi khí thải cacbonic và các khí độc hại
khác gấp hàng nghìn lần cây tự nhiên. Nhà phát minh Klaus Lackner mới
đây đã gặp Bộ trưởng Bộ Năng lượng Steven Chu để nhờ ông đề nghị tổng
thống Obama triển khai việc trồng cây này trên toàn nước Mỹ như một phần
trong chiến dịch giảm khí thải mà nước này đã cam kết.
Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 2 Photo
Nhà phát minh Klaus Lackner
Những cây baobap là một phần quan trọng trong những cánh rừng độc đáo
của châu Phi. Người ta cho rằng nhiều cây đã sống hàng nghìn năm vì
cây không có vòng tròn tăng trưởng để dựa vào đó xác định tuổi. Với
thân hình khổng lồ, loại cây thích hợp với đá vôi này là kiện tướng để
làm sạch không khí khỏi những chất khí độc hại. Nhưng phải trồng bao
nhiêu cây cho đủ và phải đợi bao nhiêu năm để chúng phát huy tác dụng?
Cây cối là những “thiết bị” thiên nhiên hấp thụ khí cacbonic từ khí
quyển và phương tiện ngăn chặn biến đổi khí hậu. Đó là lý do người ta
thường chú ý đến những loại cây thật lớn, lá thật nhiều để làm việc này.
Nhưng giáo sư Klaus Lackner, ĐH Columbia (Hoa Kỳ) lại nghĩ khác. Ông
không trồng mà “chế tạo” ra cây – nhưng cái cây bằng chất dẻo tổng hợp.
Ông đã làm ra những cây bằng nhựa và thử nghiệm: chúng hấp thụ khí
cacbonic nhanh hơn cây tự nhiên trên 1.000 lần.
Những “cây” có bộ lá chất dẻo có thể hút và “giam cầm” khí cacbonic
trong những “xà lim” của chúng, nén chúng lại thành chất lỏng. Cây không
hút khí nhờ ánh sáng trực tiếp từ mặt trời như những cây thông thường
mà giữ khí trong những khoảng không gian kín của những chiếc lá (thực
ra là một tấm hấp thụ khí CO2 lớn), có thể tháo rời ra, chuyên chở đến những nơi thu hồi để sử dụng (nhưng thường xử lý tại chỗ).
Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 2 Photo
Mô hình cây tổng hợp
Hiện nay Lackner vẫn đang hoàn thiện các cây tổng hợp và tháng trước
ông đã gặp Bộ trưởng Năng lượng Steven Chu để trình bày đề xuất của
mình. Trong cuộc phỏng vấn của Hãng truyền hình CNN, ông cho biết cây
tổng hợp thu hồi khí thải cacbon có thể chyển hoá thành năng lượng tốt
hơn những chiếc máy phát điện bằng sức gió hàng trăm lần. Cứ thu hồi
được 1.000kg khí cacbonic, cây chỉ thải ra 200kg. Tỷ lệ này đủ để bù lại
giá thành cao của cây (tương đương một chiếc ô tô) hoặc tiền đầu tư
vào thiết bị xử lý khí thải của nhà máy nhiệt điện chạy bằng than.
Mỗi cây tổng hợp có thể thu hồi 90.000 tấn khí thải cacbon và phát ra 3MW điện một năm. Nhà phát minh Lackner cho biết khí CO2
mà lá cây hấp thụ có thể được chuyển hóa thành nhiên liệu cho máy bay
phản lực và ô tô, là hai nguồn phát ra khí thải này lớn nhất. Nếu không,
nó được dùng để nâng cao năng suất các loại cây trồng.
Theo Vietnamnet
16. Nước mưa không phải là nước sạch

Trước đây, khi kiến thức khoa học vẫn còn chưa phổ cập đến mọi người,
thì những người sống ở các vùng nghèo nàn lạc hậu đều tin ràng nước
mưa là sạch nhất. Họ luôn tích trữ nước mưa để sử dụng và gọi đó là
“nước trời” hay “nước tiên”.
Thực ra nước mưa không hề sạch. Khi chúng ta nhìn lên trời đều trống
rỗng chẳng thấy gì cả, nhưng trên thực tế trên không luôn chứa đầy bụi
bặm và một lượng lớn vi khuẩn. Lúc mưa rơi xuống, một phần bụi bặm và
vi khuẩn sẽ bám vào những hạt mưa. Gần những khu vực có nhà máy lớn,
các chất khói độc hại thải ra và những chất khí có hại cho sức khỏe
càng nhiều hơn, chắc chắn nước mưa ở những nơi này cũng dơ bẩn hơn.
Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 2 Photo
Nước mưa không sạch như chúng ta vẫn nghĩ
Thời gian gần đây, do môi trường trên trái đất ngày càng bị ô nhiễm
nghiêm trọng, nước mưa lại càng không sạch sẽ tí nào. Không những nước
mưa không sạch bằng nước sông, mà ngay cả nước giếng hoặc nước ngầm thì
nước mưa cũng không thể sánh bằng.
Hiện nay, rất nhiều nơi đã sử dụng nước đã qua xử lý nhưng nếu ở
những nơi có điều kiện đặc biệt khó khăn buộc phải sử dụng nước mưa, thì
nhất định phải trải qua công đoạn lắng lọc nước mưa và sau đó nấu chín
mới có thể sử dụng được.
17. Lọc nước sạch nhờ công nghệ nano

Các hạt nhỏ bé bằng silic tinh khiết được phủ một lớp vật liệu hoạt
tính có thể được sử dụng để để loại bỏ các hóa chất độc hại, vi khuẩn,
virus trong nước một cách hiệu quả và ít tốn kém hơn so với các phương
pháp lọc nước truyền thống.
Nhà khoa học Peter Majewski và Chiu Ping Chan, Viện Nghiên cứu Ian
Wark thuộc trường Đại học Nam Australia cho rằng khả năng được sử dụng
nguồn nước sạch đang nhanh chóng trở thành một vấn đề kinh tế xã hội
toàn cầu, nhất là ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên, công nghệ lọc
nước thường phức tạp, đòi hỏi thiết bị tinh vi và tốn kém trong vận hành
và bảo dưỡng. Hơn nữa, công nghệ này thường đòi hỏi giai đoạn khử
trùng tốn kém. Nhóm nghiên cứu của Australia đề xuất công nghệ nano làm
giải pháp đơn giản để giải quyết vấn đề này.
Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 2 Photo
Vật liệu nano hoạt tính có thể giúp lọc nước sạch ?
Các nhà nghiên cứu đã khảo sát các hạt silic được phủ một lớp nano
vật liệu hoạt tính từ hiđrocacbon có các mấu neo bằng silic. Lớp phủ này
được tạo thành qua một quá trình hóa học tự kết hợp, do vậy chỉ cần
kích thích các thành phần để tạo ra các hạt hoạt tính.
Các hạt hoạt tính này còn được gọi là silic gia công bề mặt (SES),
chúng đã được thử nghiệm nhằm minh họa khả năng có thể loại bỏ các phân
tử sinh học, các mầm bệnh dạng virus như virus Polio, các vi khuẩn như
Escherichia coli và Cryptosporidium parvum là các mầm bệnh lây qua
đường nước.
Kết quả thu được cho thấy các loại chất hữu cơ được loại bỏ một cách
hiệu quả ở khoảng giá trị pH trung tính, thông qua quá trình kích thích
các hạt hoạt tính trong nước bị ô nhiễm trong thời gian 1 giờ và lọc
qua lớp bột. Quy trình lọc diễn ra bởi lực hút tĩnh điện giữa mầm bệnh
và bề mặt của các hạt gia công công nghệ.
Theo Báo cáo “Nước cho mọi người – Nước cho sự sống” của Chương trình
đánh giá Nước Thế giới của UNESCO, mỗi ngày có hơn 6000 người chết do
các bệnh liên quan đến nước, gồm tiêu chảy, nhiễm giun và các bệnh lây
nhiễm khác. Ngoài ra, các chất ô nhiễm hữu cơ từ chất thải công nghiệp
từ các nhà máy giấy, dệt, da, xưởng đúc, lọc, hóa dầu là nguyên nhân
chính gây bệnh tật ở các vùng trên thế giới, nơi không có đủ các quy
định cần thiết để bảo vệ con nguời trước các dòng thải công nghiệp. Như
vậy khi nguyên lý nano được dùng để lọc nước có thể giúp ngăn ngừa bệnh
tật và nhiễm độc cho hàng triệu người trên khắp thế giới.
Nguồn: INFOTERRA VN
18. Than tổ ong – Thủ phạm gây ô nhiễm
Các nhà khoa học Trung Quốc tuyên tố: Nếu không đun nấu bằng than tổ ong nữa sẽ giảm được đến 98% tình trạng ô nhiễm khí quyển.
Hàng trăm triệu gia đình ở nông thôn Trung Quốc và một số nước khác
vẫn đốt than thô trong những lò nhỏ, hiệu suất thấp để đun nấu và sưởi
ấm trong mùa đông.
Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 2 Photo
Than tổ ong được sử dụng rất nhiều ở Trung Quốc do giá thành rẻ
Các nhà khoa học Trung Quốc vừa đề xuất với Chính phủ nên xem xét để
chấm dứt thói quen dùng than tổ ong làm chất đốt trực tiếp tại hàng
trăm triệu hộ gia đình tại nước này. Họ đề nghị Chính phủ nên ra lệnh
thay cách đun nấu và sưởi ấm hiện tại bằng lò cải tiến để giảm hiện
tượng gây ô nhiễm trầm trọng cho bầu khí quyển.
Khuyến nghị này bắt nguồn từ một nghiên cứu chứng minh rằng nếu không
đun nấu bằng than tổ ong nữa sẽ giảm được đến 98% tình trạng ô nhiễm
khí quyển, do than tổ ong khi cháy tạo ra những hạt mồ hóng cực nhỏ, rất
có hại cho sự hô hấp. Trong một nghiên cứu mới, Yingjun Chen và các
đồng nghiệp chỉ ra rằng do sự đốt cháy không hoàn toàn tại các lò truyền
thống đã khiến Trung Quốc trở thành một trong những nước có bầu khí
quyển ô nhiễm nhất thế giới.
Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 2 Photo
Việc sử dụng than tổ ong tạo ra một lượng khói độc hại rất lớn
Các nhà khoa học so sánh giữa các lò truyền thống và lò cải tiến dùng
than đã chế biến và chứng minh nếu đốt những viên than chế biến trong
lò cải tiến thì sẽ giảm được 98% lượng mồ hóng và 60% các khí thải
khác. Các nhà khoa học hi vọng rằng sự thay đổi này sẽ mang lại lợi ích
cho môi trường, sức khoẻ cùng với sự ổn định về khí hậu.

19. Phát hiện thuốc nổ và ma túy từ… vân tay

Các nhà khoa học Mỹ khẳng định cảnh sát có thể phát hiện dấu vết của
heroin, cocaine, cần sa và thậm chí thuốc nổ trên một dấu vân tay.
Một nhóm chuyên gia tại đại học Purdue, West Lafayette, bang Indiana
(Mỹ) đã sử dụng một kỹ thuật có tên DESI (desorption electrospray
ionization), theo đó người ta phun một hợp chất hóa học hòa tan lên bề
mặt dấu vân tay rồi phân tích các giọt dung dịch nằm rải rác trên dấu
vân bằng phương pháp quang phổ học.
Theo giáo sư Graham Cooks, trưởng nhóm nghiên cứu, kỹ thuật này cung
cấp “một hình ảnh về mặt hóa chất” của vân tay với độ phân giải cao hơn
những kỹ thuật khác, đồng thời có khả năng phân tích một lượng vật
chất có khối lượng khoảng một phần tỷ gram.
Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 2 Photo
A: Hình ảnh một dấu vân tay có cocaine để lại trên
kính. B: Hình ảnh (A) sau khi phân tích bằng kỹ thuật DESI trên màn hình
máy tính. Cocaine được thể hiện bằng cách chấm đỏ.C: Một ngón tay
tẩm mực rồi đè lên giấy.
D: Hình ảnh của ngón tay (C) trên màn hình máy tính nhờ kỹ thuật DESI.
“Những hợp chất phân tử trên vân tay của một người có thể cho chúng
ta biết những chất mà chủ của nó vừa mới tiếp xúc”, Graham phát biểu.
Theo cách này, các nhà nghiên cứu có thể phát hiện mọi dấu vết tinh
vi nhất của các hợp chất – được thể hiện bởi các chấm trên bản in – trên
vân tay. Nó có thể phát hiện một phần tỷ gram các chất ma túy và các
hợp chất từ thuốc nổ. Kỹ thuật DESI cũng rất hữu ích trong việc nhận
dạng các chất chuyển hóa và nhiều hợp chất khác từ mồ hôi mà ngón tay
tiết ra. Sự tồn tại của những hợp chất như vậy có thể giúp các nhà khoa
học biết những quá trình đang xảy ra bên trong cơ thể.
Hiện nay, nhóm nghiên cứu cũng đang tiến hành thử nghiệm để xem liệu
DESI có thể thay thế các phương pháp thử máu và nước tiểu dành cho vận
động viên hay không.
20. Giải Nobel hóa học 2008

Ngày 8.10, Học viện Hàn lâm Thụy Điển thông báo trao giải Nobel hoá
học 2008 cho nhà khoa học Nhật Bản Osamu Shimomura và hai đồng nghiệp
người Mỹ Martin Chalfie và Roger Tsien nhờ những nghiên cứu và phát
triển protein huỳnh quang xanh (GFP) vốn lần đầu tiên được phát hiện
trên loài sứa Aequorea năm 1962.
Giải Nobel hoá học 2008 đã tôn vinh sự phát hiện khởi đầu về GFP và
hàng loạt các phát triển quan trọng dẫn đến việc sử dụng nó như một công
cụ thí nghiệm trong sinh học.
“GFP đã trở thành một trong những công cụ quan trọng nhất được sử
dụng trong ngành sinh học đương đại. Với sự trợ giúp của GFP, các nhà
nghiên cứu đã phát triển các phương pháp để xem xét những quá trình mà
trước không thấy được, như sự phát triển của các tế bào thần kinh trong
não hoặc cách thức lan truyền của tế bào ung thư” – thông cáo của Viện
Hàn Lâm Thụy Điển cho hay.
Nhà khoa học Shimomura đã góp công đầu tiên khi tách được GFP từ một
con sứa bắt ở ngoài khơi phía tây Bắc Mỹ, và phát hiện ra nó phát huỳnh
quang xanh dưới ánh sáng cực tím.
Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 2 PhotoMười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 2 Photo
Nhà khoa học Nhật Bản Osamu Shimomura và loài sứa Aequorea
Đến thập niên 1990, Chalfie đã chứng minh giá trị của GFP như một
chất phát sinh dạ quang, trong lúc nhà khoa học Tsien đóng góp kiến thức
mở rộng sự hiểu biết chung về cách GFP phát huỳnh quang.
Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 2 PhotoMười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 2 Photo
Nhà hóa học người Mĩ Martin Chalfie và Roger Tsien
Nghiên cứu của họ đã giúp các nhà khoa học triển khai một số nghiên
cứu sinh học khác tại cùng thời điểm. Các nhà nghiên cứu có thể sử dụng
GFP để lần theo dấu vết những tế bào thần kinh phá huỷ do bệnh
alzheimer, hoặc xem cách tế bào beta sản sinh insulin được tạo thành như
thế nào trong tuyến tuỵ của một phôi thai đang phát triển.
Trong những năm gần đây, những nhà khoa học đoạt giải Nobel hoá học
thường đến từ Mỹ và Nhật, trong đó Nhật Bản đã có giải thưởng danh giá
này những năm 2000 – 2001 – 2002. Còn các nhà khoa học Mỹ chưa thiếu
vắng lần nào trong danh sách này suốt từ năm 1992-2006.
21. Một ô trống trong bảng tuần hoàn đã có chủ

Hiệp hội Hoá học Cơ bản và Ứng dụng quốc tế (IUPAC) đã chính thức
công nhận sự ra đời của nguyên tố 112 trong công văn gửi tới nhóm các
nhà khoa học do giáo sư Sigurd Hofmann lãnh đạo, đồng thời đề nghị họ
nhanh chóng đặt tên cho đứa con tinh thần của mình.
Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 2 Photo
Vị trí của nguyên tố 112 trong bảng tuần hoàn nguyên tố
Khác với đa số các nguyên tố nhân tạo trước đó thường được tạo thành
tại các máy gia tốc nổi tiếng thế giới của Mỹ và Nga, gần đây, một loạt
nguyên tố mới được phát hiện ở GSI (Trung tâm nghiên cứu ion nặng),
thành phố Darmstadt, CHLB Đức. Đây là trung tâm thứ ba của thế giới có
máy gia tốc hạt nhân cực mạnh và đang vươn lên ngang hàng với hai bậc
“đàn anh” có tuổi đời cao hơn nhiều.
“Chú bé” này sẽ là thành viên nặng nhất trong bảng tuần hoàn được
chính thức công nhận, nặng hơn nguyên tố đứng đầu bảng là hidro đến 277
lần. Khoảng 6 tháng sau, IUPAC sẽ ra quyết định thông qua đề nghị đặt
tên của các nhà khoa học Đức và nguyên tố mới 112 sẽ có tên chính thức.
Giáo sư Sigurd Hofmann phát biểu: “Chúng tôi rất vui mừng, đây là
nguyên tố thứ 6 được công nhận phát minh tại trung tâm của chúng tôi
trong 30 năm qua”.
Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 2 Photo
Giáo sư Sigurd Hofmann
Nhóm khoa học quốc tế của Hofmann bao gồm 21 nhà khoa học đến từ Đức,
Phần Lan, Nga và Slovakia. Thực ra từ năm 1996, nhóm này đã tạo ra
được nguyên tử đầu tiên của nguyên tố 112 từ máy gia tốc tại GSI. Năm
2002, họ lại tổng hợp được thêm một nguyên tử nữa. Những thí nghiệm sau
đó trên máy gia tốc RIKEN của Nhật cũng tạo ra được một số lượng nhiều
hơn các nguyên tử của nguyên tố 112. Kết quả này đã khẳng định một
cách chắc chắn phát minh của GSI.
Để tạo ra được nguyên tố 112, các nhà khoa học đã gia tốc các ion kẽm
đến một tốc độ cực nhanh trong một máy gia tốc hạt dài 120m của GSI và
bắn vào tấm bia bằng chì. Hạt nhân của kẽm và chì kết hợp với nhau tạo
ra hạt nhân của một nguyên tố mới. Nguyên tử số (số điện tích Z) của
nó là 112 nên được gọi tạm là “nguyên tố 112″, 112 là tổng của số thứ
tự nguyên tử của 2 nguyên tố ban đầu gồm kẽm (số thứ tự 30) và chì (số
thứ tự 82).
Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 2 Photo
Máy gia tốc hạt cực lớn của GSI
Từ năm 1981, những thí nghiệm trên máy gia tốc của GSI đã giúp các
nhà khoa học tại đây đã phát minh ra 6 nguyên tố có số thứ tự nguyên tử
từ 107 đến 112. Những tên nguyên tố do GSI đề xuất đã được công nhận
chính thức là; nguyên tố 107 – Bohrium, 108 – Hassium, 109 – Meitnerium,
110 – Darmstartium và 111 – Roentgenium. Riêng nguyên tố 112 đến bây
giờ mới được công nhận và cho phép đặt tên.
22. Lọc chì trong máu bằng từ trường

Các nhà khoa học Hàn Quốc vừa tìm ra phương pháp lọc ra khỏi máu các
kim loại nặng nguy hiểm bằng cách sử dụng các thụ thể mang từ tính.
Tiến sĩ Jong Hwa Jung, làm việc tại khoa Hóa, ĐH quốc gia Gyeongsang,
trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, các thụ thể đặc biệt này sẽ kết hợp
chặt chẽ với các ion chì và sau đó có thể được lấy ra dễ dàng bằng nam
châm, mang theo lượng chì mà nó đã thu được. Bằng phương pháp này họ đã
có thể lấy ra được 96% lượng ion chì trong các mẫu máu thí nghiệm.
Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 2 Photo
Phát kiến mới có thể mang lại một giải pháp lọc máu hiệu quả, an toàn trong điều trị nhiễm độc chì
Trong một bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành, Angewandte Chemie
International Edition, tiến sĩ Jong cho biết: “Về lý thuyết, quá trình
tẩy độc diễn ra tương tự như một quá trình thẩm tách máu. Máu được dẫn
ra khỏi cơ thể và đưa vào một khoang đặc biệt chứa các hạt từ tính tương
thích sinh học. Các hạt từ tính này có thể được lấy ra khỏi máu bằng
cách sử dụng từ trường. Máu đã lọc sạch sau đó được đưa trở lại vào cơ
thể”.
Ở các nước phát triển, nhiễm độc chì thường có nguyên nhân nghề
nghiệp, nhất là đối với những đối tượng không được trang bị bảo hộ lao
động tốt, ví dụ như những người thợ sơn hoặc những người bán xăng dầu.
Còn ở những nước đang phát triển như ở Việt Nam thì nhiễm độc chì có thể
xuất phát từ sự ô nhiễm môi trường, tái chế rác thải công nghiệp,…
Đôi khi trẻ em cũng là đối tượng bị nhiễm độc chì do người lớn bất
cẩn trong việc chăm sóc. Những trẻ nhiễm độc chì có thể sẽ bị thiếu máu,
yếu cơ hoặc thậm chí là tổn thương não. Do đó các phương pháp tẩy độc
an toàn có ý nghĩa rất quan trọng.
Theo Báo Đất Việt (Reuters)
23. Vật liệu siêu bền từ tơ nhện

Tơ nhện vốn đã cứng và nhẹ hơn thép, song giờ đây các nhà khoa học
lại tìm ra cách tăng độ cứng của nó lên ba lần bằng cách cho thêm một
lượng nhỏ kim loại.
Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 2 Photo
Tơ nhện là loại polymer bền nhất trong tự nhiên
Kỹ thuật này có thể giúp chúng ta tạo ra loại sợi siêu cứng và các
vật liệu cao cấp trong lĩnh vực y tế (chế tạo xương và gân nhân tạo).
“Nó cũng giúp chúng tôi sản xuất chỉ siêu bền dành cho các ca phẫu
thuật”, Seung-Mo Lee, một chuyên gia của Viện nghiên cứu Max Planck về
cấu trúc vật lý vi mô (Đức), phát biểu.
Lee và cộng sự phát hiện ra rằng việc bổ sung kẽm, titan và nhôm vào
tơ nhện sẽ giúp nó tăng độ cứng và khả năng dát mỏng. Nhóm nghiên cứu
đã phủ một lớp kim loại cực mỏng bên ngoài sợi tơ nhện và tạo điều kiện
để một số ion kim loại xâm nhập vào sợi. Sau khi lọt vào bên trong,
ion kim loại sẽ tương tác với cấu trúc protein của tơ.
Lee cho biết ông sẽ thử cho thêm một số chất khác như Teflon (một
loại polymer nhân tạo), để xem chúng có giúp tơ nhện cứng và dai hơn hay
không. Trước đó, một số nghiên cứu cho thấy nguyên tử kim loại tồn tại
trong những phần cứng nhất trên cơ thể vài loài côn trùng. Chẳng hạn,
hàm của châu chấu và kiến xén lá đều chứa nhiều kẽm. Kim loại này giúp
hàm của chúng cứng và dai.
Giới khoa học đã chú ý tới tơ nhện từ lâu song sản xuất nó ở quy mô
lớn không phải việc dễ dàng, vì nhện có xu hướng ăn thịt nhau nếu sống
trong điều kiện nuôi nhốt. Do đó, nhiều chuyên gia vật liệu đã tìm kiếm
cách chế tạo tơ mà không cần nhện bằng cách bắt chước kỹ thuật xe tơ
của chúng.
Theo VnExpress
24. Biến kim loại thành trong suốt

Natri là kim loại mềm, nhẹ, màu trắng bạc, có phản ứng hóa học mạnh
nên không thể tìm thấy ở dạng tự do trong thiên nhiên. Natri nổi trong
nước và có phản ứng mãnh liệt với nước, tạo ra hydro và các ion
hydroxit. Nếu được chế thành dạng bột đủ mịn, Natri sẽ tự bốc cháy trong
nước. Tuy nhiên, nó không bốc cháy trong không khí có nhiệt độ dưới
115oC.Các nhà khoa học Mỹ và Trung Quốc vừa phát hiện ra
dạng trong suốt của Natri (Na) sau khi đưa nguyên tố này vào môi trường
có áp suất cao.
Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 2 Photo
Na sẽ trở nên trong suốt dưới áp suất cực lớn
“Chúng ta đều biết rằng dưới sức nén đủ lớn tất cả vật chất đều trở
nên rắn như kim loại. Trên sao Thổ và sao Mộc, ngay cả hidro cũng biến
thành kim loại do tác động của áp suất và nhiệt độ cực lớn”, Artem
Oganov, giáo sư bộ môn tinh thể học lý thuyết của Đại học Stony Brook
(Mỹ) cho biết.
Dưới áp suất khí quyển Natri có màu trắng. Tuy nhiên, giáo sư vật lý
Yanming Ma của Đại học Cát Lâm (Trung Quốc) dự đoán rằng cấu trúc tinh
thể bất thường của Natri khiến nó trở nên trong suốt và có khả năng
cách điện dưới áp suất cao. Ma đã chứng minh được rằng dưới sức nén cực
lớn, nguyên tử Natri đẩy các điện tử (electron) bên ngoài vào các “hố”
nằm giữa những nguyên tử.
“Khi lọt vào những hố này electron không thể thoát ra. Chúng có vai
trò giống như các nguyên tử giả mạo và điều đó khiến trạng thái rắn biến
mất”, giáo sư Ma giải thích. Kết quả thí nghiệm cho thấy, khi áp suất
tăng lên trên mức 1 triệu atm, Natri chuyển dần sang màu đen. Ở mức 2
triệu atm, Natri biến thành màu đỏ trong suốt. Nếu áp suất tiếp tục
tăng, kim loại này vẫn trong suốt nhưng không còn màu sắc.
“Phát hiện này rất quan trọng vì nó giúp giới khoa học hiểu rõ những
đặc tính của vật chất trong môi trường áp suất cao, đặc biệt là trên
các ngôi sao và siêu hành tinh. Điều khiến chúng tôi bất ngờ nhất là
mức áp suất để sự biến đổi trạng thái xảy ra lại có thể đạt được bằng
thực nghiệm”, Oganov phát biểu.
Về Đầu Trang Go down
 

Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 2

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

 Similar topics

-
» Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 1
» Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki cuoi
» Ảo Thuật với Muối CH3COONa Kết Tinh
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Đang chuyển tới Email Cộng Đồng Mạng Hóa Học
Đang truy cập Diễn Đàn Hóa Học Thời @ - Mới vui lòng chờ trong giây lát...
Create a forum on Forumotion | Kinh tế, Luật, Tài chính | Company | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất