Trang ChínhThư ViệnTạp Chí H2@Latest imagesGalleryTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Top posters
Admin
Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 1 Vote_lcap1Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 1 I_voting_barMười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 1 Empty 
ptthai769
Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 1 Vote_lcap1Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 1 I_voting_barMười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 1 Empty 
Vo Thai Sang
Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 1 Vote_lcap1Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 1 I_voting_barMười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 1 Empty 
Hoangka
Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 1 Vote_lcap1Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 1 I_voting_barMười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 1 Empty 
minhthien0203
Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 1 Vote_lcap1Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 1 I_voting_barMười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 1 Empty 
tungpro39
Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 1 Vote_lcap1Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 1 I_voting_barMười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 1 Empty 
vtsang2402
Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 1 Vote_lcap1Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 1 I_voting_barMười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 1 Empty 
jaeatnguyen
Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 1 Vote_lcap1Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 1 I_voting_barMười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 1 Empty 
thanhthuong
Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 1 Vote_lcap1Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 1 I_voting_barMười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 1 Empty 
hthai8181
Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 1 Vote_lcap1Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 1 I_voting_barMười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 1 Empty 

 

 Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 1

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Vo Thai Sang

Super Modertors
Vo Thai Sang

Tổng số bài gửi : 25
Reputation : 1
Join date : 13/03/2011
Age : 33
Đến từ : Can Tho University

Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 1 Empty

Bài gửiTiêu đề: Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 1   Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 1 I_icon_minitimeThu Mar 24, 2011 9:37 pm

1. Làm thế nào để tạo khói màu trên sân khấu ?
Trong các buổi biểu diễn ca nhạc hay trong các đám cưới, người ta thường tạo khói trắng bằng cách thả các viên đá băng khô (CO2 rắn) vào các ly đựng nước nóng. CO2
rắn thăng hoa nhanh, làm giảm nhiệt độ của vùng không khí xung quanh ly
nước khiến cho hơi nước ngưng tụ tạo thành đám sương mù màu trắng. Để
tạo hiệu ứng khói màu, người ta chiếu ánh sáng màu lên màn sương này.

Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 1 Photo
Khói trắng được tạo thành do nhiệt độ bị hạ xuống khi CO2 thăng hoa

2. Vì sao nên bôi nước vôi vào vết côn trùng đốt ?
Theo kinh nghiệm dân gian truyền lại thì khi bị côn trùng đốt, nếu
bôi nước vôi vào vết đốt thì vết thương sẽ mất đi và không còn cảm giác
ngứa rát nữa.
Hiện tượng này, ngày nay hoá học đã giải thích được rõ ràng: trong
nộc độc của một số côn trùng như: ong, kiến, muỗi… có chứa một lượng a
xit fomic gây bỏng da và đồng thời gây rát , ngứa. Ngoài ra, trong nọc
độc ong còn có cả HCl, H3PO4, cholin… nên khi bị
ong đốt, da sẽ phồng rộp lên và rất rát. Người ta vội lấy nước vôi
trong hay dung dịch xút để bôi vào vết côn trùng đốt. Khi đó xảy ra
phản ứng trung hoà làm cho vết phồng xẹp xuống và không còn cảm giác rát
ngứa.

3. Làm thế nào để phân biệt muối iod và muối thường ?
Muối iod ngoài thành phần chính là muối ăn (NaCl) còn có một lượng nhỏ NaI (nhằm cung cấp iod cho cơ thể).
Để phân biệt muối thường và muối iod ta vắt nước chanh vào muối, sau
đó thêm vào một ít nước cơm. Nếu thấy màu xanh đậm xuất hiện chứng tỏ
muối đó là muối iod.
Giải thích: Nước chanh có môi trường axit. Trong môi trường axit, NaI không bền bị phân hủy một phần thành I2. I2 mới tạo thành tác dụng với hồ tinh bột có trong nước cơm tạo thành phức chất có màu xanh đậm.

4. Vì sao UPSA C lại sủi bọt khi được cho vào nước ?
Thành phần chính của viên UPSA C là vitamin C (axit ascorbic) và natri hidrocacbonat (NaHCO3).
Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 1 Photo
Khi được cho vào nước thì viên thuốc sủi tan rất nhanh và tạo nhiều bọt khí
Khi ở trạng thái rắn, hai chất này không tác dụng với nhau. Nhưng khi viên UPSA C được cho vào nước, axit ascorbic và NaHCO3 tan vào dung dịch và phản ứng với nhau, tạo ra khí CO2
dưới dạng bọt khí thoát ra từ trong lòng dung dịch, các bọt khí này làm
hoạt chất của thuốc tan vào trong nước nhanh hơn dạng viên nén thông
thường.
5. Chất gây nghiện là những chất gì ?
Chất gây nghiện (hay còn gọi là ma túy) dù ở dạng nào khi đưa vào cơ
thể con người đều có thể làm thay đổi một hay nhiều chức năng sinh lí
của cơ thể. Hóa học đã nghiên cứu làm rõ thành phần hóa học của những
chất ma túy tự nhiên, ma túy nhân tạo và tác dụng sinh lí của chúng. Từ
đó, chúng ta có thể sử dụng chúng như là một loại thuốc chữa bệnh hoặc
ngăn chặn tác hại của các chất gây nghiện.
Ma túy gồm những chất bị cấm (như thuốc phiện, cần sa, heroin,
cocain), một số thuốc được dùng theo chỉ dẫn của thầy thuốc (như
moocphin, seduxen), những chất hiện nay chưa bị cấm sử dụng (như thuốc
lá, rượu…).
Ma túy có tác dụng ức chế, giảm đau, kích thích mạnh mẽ hoặc gây ảo
giác. Chúng được phân loại theo nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo hoặc
theo mức độ gây nghiện.
Sau đây xin giới thiệu một số chất gây nghiện phổ biến.
- Rượu (C2H5OH): Tùy thuộc
nồng độ và cách sử dụng, rựou có thể tác dụng tốt hoặc làm suy yếu
nghiêm trọng sức khỏe con người. Với nhiều người, uống một lượng nhỏ
rượu cũng dẫn đến phản ứng chậm chạp, xử trí kém linh hoạt, thần kinh dễ
bị kích động gây ra những trường hợp đáng tiếc như tai nạn, hành động
bạo ngược… Khi uống rượu đến giai đoạn say (nồng độ etanol trong máu từ
2-3g/ml) người ta thường bị rối loạn nhận thức, quá trình ức chế giảm
đồng thời làm tăng quá trình hưng phấn một cách giả tạo. Do đó người
say sẽ nói nhiều, hoạt động nhiều nhưng thường chẳng đâu vào đâu, năng
lực định hướng về không gian và thời gian bị rối loạn. Ngoài ra, trong
rượu thường chưa một chất độc hại là etanal CH3-CHO, gây nôn nao khó
chịu, nếu nồng độ cao có thể dẫn đến tử vong.
- Nicotine (C10H14N2):
có nhiều trong cây thuốc lá. Nó là chất lỏng sánh như dầu, không màu,
có mùi thuốc lá, tan được trong nước. Khi hút thuốc lá, nicotine thấm
vào máu và theo dòng máu đi vào phổi. Nicotine là một trong những chất
độc cực mạnh (từ 1 đến 2 giọt nicotine có thể giết chết một con chó),
tính độc của nó có thể sánh với axit xianhidric HCN. Nicotine chỉ là một
trong số các chất hóa học độc hại có trong khói thuốc lá (trong khói
thuốc lá có chứa tới 1400 hợp chất hóa học khác nhau). Dung dịch
nicotine trong nước được dùng làm thuốc trừ sâu cho cây trồng. Những
người nghiện thuốc lá thường mắc bệnh ung thư phổi và những bệnh ung thư
khác.
Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 1 Photo
CTCT của nicotine
- Caffeine (C8H10N4O2):
có nhiều trong hạt cà phê, lá chè. Caffeine là chất kết tinh không màu,
vị đắng, tan trong nước và rượu. Caffeine dùng trong y học với lượng
nhỏ có tác dụng gây kích thích thần kinh. Nếu dùng caffeine quá mức sẽ
gây bệnh mất ngủ và gây nghiện.
Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 1 Photo
CTCT của caffeine
- Morphine (C17H19NO3):
có trong cây thuốc phiện, còn gọi là cây anh túc. Morphine có tác dụng
làm giảm hoặc mất cảm giác đau đớn. Từ morphine lại tinh chế được
heroin có tác dụng hơn morphine nhiều lần, độc và dễ gây nghiện.
Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 1 Photo
CTCT của morphine
- Hassish: là hoạt chất có trong cây cần sa còn gọi
là bồ đà, có tác dụng chống co giật, chống nôn mửa nhưng có tác dụng
kích thích mạnh và gây ảo giác.
- Thuốc an thần: như là seduxen, meprobamat… có tác dụng chữa bệnh, gây ngủ, dịu cơn đau nhưng lại có thể gây nghiện.
- Amphetamine (C9H13N): chất kích thích hệ thần kinh dễ gây nghiện, gây choáng, rối loạn thần kinh nếu dùng thường xuyên.
Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 1 Photo
CTCT của amphetamine
Nghiện ma túy sẽ dẫn đến rối loạn tâm, sinh lí. Thí dụ như: rối loạn
tiêu hóa, rối loạn chức năng thần kinh, rối loạn tuần hoàn, hô hấp.
Tiêm chích ma túy gây trụy tim mạch dẫn đến tử vong.
Do đó, để phòng chống ma túy, không được dùng thuốc giảm đau hay
thuốc an thần quá liều chỉ định của bác sĩ, không sử dụng thuốc khi
không biết tính năng tác dụng và cần phải luôn nói không với ma túy.

6. Axit clohidric có vai trò như thế nào đối với cơ thể ?

Axit clohidric có vai trò rất quan trọng đối với quá trình trao đổi
chất của cơ thể. Trong dung dịch dạ dày của người có axit clohidric với
nồng độ khoảng từ 0,0001 đến 0,001 mol/l (có độ pH tương ứng là 4 và
3). Ngoài việc hòa tan các muối khó tan, axit clohidric còn là chất xúc
tác cho các phản ứng thủy phân các chất gluxit (chất đường, bột) và
chất protein (chất đạm) thành các chất đơn giản hơn để cơ thể có thể
hấp thụ được.
Lượng axit clohidric trong dịch vị dạ dày người nhỏ hơn hoặc lớn hơn
mức bình thường đều gây bệnh cho người. Khi trong dịch vị dạ dày có
nồng độ axit clohidric nhỏ hơn 0,0001 mol/l (pH > 4,5), người ta mắc
bệnh khó tiêu, ngược lại nồng độ lớn hơn 0,001 mol/l (pH < 3,5),
người ta mắc bệnh ợ chua. Một số thuốc chữa đau dạ dày có chứa muối
natri hidrocacbonat NaHCO3 (còn gọi là thuốc muối) có tác dụng trung hòa bớt axit trong dạ dày.
NaHCO3 + HCl -> NaCl + CO2 + H2O

Để cơ thể khỏe mạnh, con người cần phải được cung cấp đầy đủ các
nguyên tố hóa học cần thiết. Có những nguyên tố cần được cung cấp với
khối lượng lớn và có những nguyên tố cần được cung cấp với khối lượng
nhỏ ( được gọi là nguyên tố vi lượng). Iot là một nguyên tố vi lượng hết
sức cần thiết đối với con người. Theo các nhà khoa học mỗi ngày cơ thể
con người cần được cung cấp từ 1.10-4 đến 2.10-4 gam nguyên tố iot.
Cơ thể tiếp nhận được phần iot cần thiết dưới dạng hợp chất của iot
có sẵn trong muối ăn và một số loại thực phẩm. Nhưng việc thiếu hụt iot
vẫn thường xảy ra. Hiện nay, tính trên toàn thế giới một phần ba dân số
bị thiếu iot trong cơ thể. Ở Việt Nam, theo điều tra mới nhất, 94% số
dân thiếu hụt iot ở những mức độ khác nhau. Thiếu hụt iot trong cơ thể
dẫn đến hậu quả rất tai hại. Thiếu iot làm não bị hư hại nên người
thiếu iot trở nên đần độn, chậm chạp, có thể điếc, câm, liệt chi, lùn.
Thiếu iot còn gây ra bệnh bướu cổ và hàng loạt rối loạn khác, đặc biệt
nguy hiểm đối với bà mẹ và trẻ em.
Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 1 Photo
Một người bị bệnh bướu cổ
Để khắc phục tình trạng thiếu iot, người ta phải cho thêm hợp chất
của iot vào thực phẩm như: muối ăn, sữa, kẹo… Việc dùng muối ăn làm
phương tiện truyền tải iot vào cơ thể người được nhiều nước áp dụng.
Muối iot là muối ăn có trộn thêm một lượng nhỏ hợp chất của iot ( thường
là KI hoặc KIO3 ). Người ta cũng cho thêm hợp chất iot vào bột canh, nước mắm…
Việc dùng muối iot thật dễ dàng, đơn giản và giúp bảo vệ sức khỏe cho
mọi người. Về mùi vị, màu sắc, muối iot không khác gì muối ăn thường.
Tuy nhiên, hợp chất iot có thể bị phân hủy ở nhiệt độ cao nên phải thêm
muối iot sau khi thực phẩm đã được nấu chín.
7. Thực phẩm ảnh hưởng tới tâm trạng con người như thế nào ?

Ngày nay, người ta khẳng định thực phẩm không chỉ có ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng tới tâm trạng con người.
- Thức ăn giàu protein (chất đạm) làm cho bạn vui
tươi hẳn lên. Chúng giúp cơ thể sản sinh ra đopamin và norpinephrin làm
tăng nhiệt lượng cơ thể khiến cho bạn được tập trung hơn và còn có tác
dụng giảm được stress. Nếu như trong bữa ăn sang và trưa bạn dùng một
lượng protein thích hợp sẽ giúp bạn tỉnh táo, minh mẫn hơn.
- Thức ăn giàu chất gluxit (chất bột) có tác dụng
làm cho bạn đỡ căng thẳng, ít bị stress và thời gian để cho cơ thể phục
hồi sau mệt mỏi ngắn hơn. Khi ăn thức ăn có hàm lượng gluxit cao thì
đồng thời cũng tăng lượng amino axit tryptophan đưa đến não, ở đó chúng
được biến đổi thành serotonin có tác dụng làm dịu hệ thần kinh.
- Thức ăn ngọt có tác dụng làm dịu cơ thể. Khi cơ
thể tiếp nhận những thức ăn ngọt thì lượng đường trong máu tăng lên,
đồng thời phản ứng hóa học của cơ thể cũng được tăng cường, khiến bạn
cảm thấy dễ chịu hơn. Đặc biệt kẹo chocolate có chứa chất phenyletylamin
và một số chất khác có tác dụng kích thích hệ thần kinh, gây cảm giác
khoan khoái.
Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 1 Photo
Thức ăn ngọt giúp cơ thể cảm thấy dễ chịu hơn
- Trái cây như chuối có chứa nhiều chất dopamine và
norpinephrin là những sản phẩm của não có tác dụng tác động mạnh đến
cảm giác. Trái táo cung cấp cho cơ thể chất xơ, pectin, nguyên tố bo
giúp duy trì độ bên của xương, giữ được phong độ tỉnh táo, linh hoạt.
- Cơ thể chúng ta rất cần nhiều nguyên tố vi lượng.
Chẳng hạn, thiếu magie có thể dễ bị lâm vào tình trạng trầm uất, bơ
phờ, thậm chí còn có thể dẫn đến hôn mê. Ngoài nước khoáng, thức ăn
giàu nguyên tố magie là cám, gạo tấm, ngũ cốc.
- Đồ uống chứa chất cafein có tác dụng làm cho cơ
thể hoạt bát, nhanh nhẹn hơn. Song không nên dùng lượng cao vì có thể
gây nôn nao, cáu kỉnh và đau đầu. Uống sữa giúp bạn ngủ ngon và tỉnh táo hơn khi thức dậy.
8. pH và sự sâu răng liên quan với nhau như thế nào ?
- Răng được bảo vệ bởi lớp men cứng, dày khoảng 2mm. Lớp men này là hợp chất Ca5(PO4)3OH và được tạo thành bằng phản ứng:
Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 1 Photo
Quá trình tạo lớp men này là sự bảo vệ tự nhiên của con người chống lại bệnh sâu răng.
- Sau bữa ăn, vi khuẩn trong miệng tấn công các thức ăn còn lưu lại
trên men răng tạo thành các axit hữu cơ như axit axetic, axit lactic.
Thức ăn với hàm lượng đường cao tạo điều kiện tốt nhất cho việc sản sinh
ra các axit đó.
Lượng axit trong miệng tăng, pH giảm, làm cho phản ứng sau xảy ra:
Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 1 Photo
Khi nồng độ OH- giảm, theo nguyên lí Le Charterlier, cân bằng (1)
chuyển dịch theo chiều nghịch và men răng bị mòn, tạo điều kiện cho sâu
răng phát triển.
- Biện pháp tốt nhất phòng sâu răng là ăn thức ăn ít chua, ít đường, đánh răng sau khi ăn. Người ta thường trộn vào thuốc đánh răng NaF hay SnF2 vì ion F- tạo điều kiện cho phản ứng sau xảy ra.
Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 1 Photo
Hợp chất Ca5(PO4)3F trong men răng sẽ thay thế một phần Ca5(PO4)3OH.
Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 1 Photo
Để có răng chắc khỏe, bạn nhớ đánh răng ngay sau khi ăn nhé !
- Trước đây, ở nước ta một số người có thói quen ăn trầu là tốt cho
việc tạo men răng theo phản ứng (1), vì trong miếng trầu có vôi tôi
Ca(OH)2 chứa Ca2+ và OH- làm cho cân bằng (1) chuyển dịch theo chiều thuận. Như vậy ăn trầu sẽ góp phần bảo vệ men răng.
Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 1 Photo
Thói quen ăn trầu tốt cho men răng
9. Vai trò của vitamin C đối với sức khỏe con người
a) Giới thiệu
Axit ascorbic (còn được gọi là vitamin C) được tìm thấy nhiều nhất
trong trái cây và là chất dinh dưỡng rất cần thiết cho sự sống của sinh
vật. Ở lĩnh vực hóa sinh, nó là chất chống oxi hóa, tham gia vào các
quá trình tổng hợp enzim, tăng sức đề kháng, phục hồi sức khỏe, đặc
biệt ngăn ngừa bệnh scurvy ở người. Axit ascorbic còn được dùng làm
chất bảo quản thực phẩm và làm hương vị cho một số loại nước uống.
Lượng vitamin C có trong nhiều loại trái cây: trong 100g ớt đỏ có
1900mg, trong đu đủ, dâu, cam, chanh có từ 40-60mg.
Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 1 Photo
Các loại trái cây có vị chua thường chứa nhiều vitamin C
b) Thông tin tổng quát
- Tên theo IUPAC: 2-oxo-L-threo-hexono-1,4- lactone-2,3-enediol
- Tên thông thường: axit ascorbic, vitamin C
- Công thức phân tử: C6H8O6
- Công thức cấu tạo:
Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 1 Photo
- Khối lượng phân tử: 176,13 g/mol
- Có dạng: bột màu trắng đến vàng nhạt (khan)
- Nhiệt độ nóng chảy: 193oC (phân hủy)
- Khả năng hòa tan trong nước: cao
c) Tính chất
Dù trong CTCT không có nhóm –COOH nhưng vitamin C vẫn có tính axit.
Nó có tính chất hóa học tương tự các axit thông thường, có khả năng bị
oxi hóa và bị phân hủy thành CO2 và nước ở 193oC.
d) Lịch sử tìm ra
- Vào thế kỷ 15, 16, trong cuộc phát kiến địa lý của các nước châu
Âu, những nhà thám hiểm luôn thấy thủy thủ của họ phải chết vì căn bệnh
kỳ lạ với triệu chứng mệt mỏi, đau khớp, chảy máu nướu,… Đó là bệnh
Scurvy (hay Scorbut).
- Mãi đến năm 1774, James Lind, bác sĩ hàng hải quý tộc Anh, đã phát
hiện ăn trái cây sẽ phòng tránh được bệnh scurvy. Ông cho rằng những
người thủy thủ đi biển chỉ tiếp xúc những món ăn khô, mặn, ít ăn trái
cây đã dẫn đến căn bệnh trên. Kinh nghiệm của Lind đã cứu sống rất nhiều
thủy thủ trong những chuyến hành trình bằng đường biển sau này.
Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 1 Photo
Bác sĩ James Lind đã phát hiện ăn trái cây (có chứa vitamin C) sẽ phòng tránh được bệnh scurvy
- Người đã nghiên cứu kỹ về vitamin C là Albert Szent-Györgyi
(1893-1986) gốc Hungary và ông được trao giải Nobel y học năm 1937 về
công lao trên. Cũng vào năm đó, giải Nobel hóa học được trao cho Walter
Norman Haworth, người Anh, tổng hợp thành công vitamin C. Tuy nhiên,
quy trình tổng hợp vitamin C lại có tên là Tadeus Reichstein, người
cũng tổng hợp thành công vitamin C cùng lúc với Haworth (2 người tìm ra
cách tổng hợp hoàn toàn độc lập). Điều này sẽ làm cho giá thành
vitamin C rẻ hơn rất nhiều, vì trước đây vitamin này được chiết ra từ
trái cây bằng phương pháp khá phức tạp.
Hiện nay, vitamin C không còn lạ với mọi người. Từ trái cây cho đến
nước uống, từ viên thuốc cho đến kẹo ngậm, đều có sự hiện diện của nó.
e) Tầm quan trọng của vitamin C đối với sức khỏe con người
• Kìm hãm sự lão hoá của tế bào: nhờ phản ứng chống oxy hoá mà
vitamin C ngăn chặn ảnh hưởng xấu của các gốc tự do, hơn nữa nó có phản
ứng tái sinh mà vitamin E – cũng là một chất chống oxy hoá – không có.
• Kích thích sự bảo vệ các mô: chức năng đặc trưng riêng của viamin C
là vai trò quan trọng trong quá trình hình thành collagen, một protein
quan trọng đối với sự tạo thành và bảo vệ các mô như da, sụn, mạch
máu, xương và răng.
• Kích thích nhanh sự liền sẹo: do vai trò trong việc bảo vệ các mô mà vitamin C cũng đóng vai trò trong quá trình liền seo.
• Ngăn ngừa ung thư: kết hợp với vitamin E tạo thành nhân tố quan
trọng làm chậm quá trình phát bệnh của một số bênh ung thư (vòm miệng,
dạ dày.v.v…)
• Tăng cường khả năng chống nhiễm khuẩn: kích thích tổng hợp nên
interferon – chất ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn và virut trong tế
bào.
• Dọn sạch cơ thể: vitamin C làm giảm các chất thải có hại đối với cơ thể như thuốc trừ sâu, kim loại nặng, CO, SO2, và cả những chất độc do cơ thể tạo ra.
• Chống lại chứng thiếu máu: vitamin C kích thích sự hấp thụ sắt bởi
ruột non. Sắt chính là nhân tố tạo màu cho máu và làm tăng nhanh sự tạo
thành hồng cầu, cho phép làm giảm nguy cơ thiếu máu.
Nếu thiếu C, cơ thể người mất dẫn sức đề kháng, có nguy cơ mắc bệnh
Scurvy cao. Tuy nhiên, cơ thể được cung cấp nhiều C hơn so với bình
thường thì có xu hướng giảm lượng hấp thu và đào thải sinh tố C một cách
hoang phí trong nước tiểu, lâu ngày có thể dẫn đến rối lọan tiêu hóa,
thừa sắt trong máu, giảm độ bền hồng cầu, đặc biệt là sỏi thận (canxi
oxalat) do tạo axit oxalic là sản phẩm của sự dư thừa axit ascorbic…
Theo hoahocvietnam.com
7. Nên chế biến nước xốt cà chua như thế nào ?
- Các nhà khoa học Mỹ khẳng định việc đun nóng nhiều lần nước xốt và
các món ăn có cà chua kèm theo một chút mỡ sẽ làm tăng lợi ích của loại
quả màu đỏ này. Kỹ thuật nói trên sẽ làm thay đổi cấu trúc của
lycopene, một chất chống oxy hóa mạnh có trong cà chua, để nó có thể
xâm nhập vào mạch máu dễ dàng hơn. Ngoài khả năng ngừa ung thư,
lycopene còn có thể chống lại bệnh tim và tiểu đường.
Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 1 Photo
Cà chua có chứa lycopene – một chất chống oxi hóa hiệu quả
- Nhiều nghiên cứu trước đây chứng minh rằng các lợi ích của cà chua
tăng lên nếu chúng được chế biến thành bột nhuyễn hoặc nước xốt. Gần
đây, một nhóm chuyên gia tại đại học Ohio (Mỹ) vừa tìm ra một cách để
làm tăng những tính chất có lợi của cà chua.
- Ở cà chua sống, lycopene có hình dạng thẳng hoặc tuyến tính khiến
chúng gặp khó khăn trong việc “chui” qua thành ruột để xâm nhập vào máu.
Mặt khác, phần lớn phân tử lycopene trong máu lại có hình dạng cong.
Vì thế, các nhà khoa học tin rằng kiểu cấu trúc đó giúp chúng xâm nhập
vào máu dễ dàng hơn.
Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 1 Photo
Phân tử lycopene ở cà chua sống có dạng thẳng
- Theo tiến sĩ Steven Schwartz, trưởng nhóm nghiên cứu, con người có
thể bẻ cong cấu trúc của lycopene. Nhiệt độ đóng vai trò quyết định đối
với quá trình này, với sự hỗ trợ của một số loại chất béo để giúp
lycopene đi qua thành ruột nhanh hơn.
“Nhiều người thích đun nước xốt cà chua thật lâu, thậm chí hâm nóng
chúng từ ngày này sang ngày khác, bởi vì sau mỗi lần đun, mùi vị của
chúng trở nên hấp dẫn hơn. Họ bổ sung chất béo bằng cách bỏ thịt hoặc
dầu thực vật vào nước xốt, qua đó làm tăng nồng độ lycopene có ích”,
tiến sĩ Schwartz nói.
Nhóm chuyên gia đổ dầu thực vật vào nước xốt rồi đun nóng ở nhiệt độ 127oC
trong 40 phút. Sau khi đun, nồng độ lycopene “cong” trong nước xốt
tăng gấp 9 lần so với khi chưa đun. Trong quá trình nghiên cứu, 12 tình
nguyện viên được yêu cầu ăn nước sốt cà chua. Sau mỗi bữa ăn, các nhà
khoa học lấy mẫu máu của họ và phân tích. Kết quả cho thấy nồng độ
lycopene trong máu tăng lên 55%.
8. Coi chừng các món kị rơ
Theo các nhà chuyên môn, ẩm thực cần đa dạng mới đủ chất. Tuy nhiên
nếu thiếu hiểu biết, ăn không đúng thì một số thực phẩm có thể “đánh
nhau” trong bao tử bạn. Một số ít lại tạo phản ứng hóa học ngay trong
…bụng mà người yếu có thể …ngủm sau khi ăn.
1. Đậu nành ăn với mật ong
Ai cũng biết mật ong là thực phẩm và cũng là vị thuốc bổ tuyệt vời.
Nhiều chị dùng sữa bò trộn mật ong đắp lên mặt thì da mịn màng, trắng
sáng. Nhưng nếu lấy mật ong hòa chung với sữa đậu nành để uống thì mật
ong sẽ làm đông vón protein trong đậu nành. Đang từ một loại sữa dễ tiêu
hóa nay hỗn hợp cứ “đứng” trong bao tử tạo ra trạng thái “Đi cũng dở, ở
không xong” mà cứ “lình bình”, khiến ai nấy đều ở trong trạng thái
“tức thở”. Hai món này được xếp vào hệ “tương khắc”.
Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 1 PhotoMười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 1 Photo
Không nên uống sữa đậu nành chung với mật ong
Có người nấu sữa đậu nành nhưng đã không đun đến nhiệt độ sôi. Trong
đậu nành sống chứa enzym ngăn cản sự hoạt động của trypsin và còn có
soyin là một protein có độc tính ức chế hoạt động của hoocmon tuyến
giáp, bởi vậy người ta bảo đậu nành gây bướu cổ. Nhưng nếu nấu chín thì
những chất này đều bị nhiệt phân hủy.
2. Chiên trứng vịt với tỏi
Từ lâu, dân ta vẫn truyền miệng rằng chiên trứng vịt không được dùng
tỏi. Lí do là tỏi có chứa một lượng tinh dầu tạo mùi khi gặp albumincủa
lòng trắng sẽ kết hợp sinh ra sản phẩm độc. Alixin là một kháng sinh
có tác dụng diệt khuẩn trong tỏi khi trộn với lòng trắng trứng thì nó
bị mất tác dụng hoàn toàn.
Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 1 PhotoMười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 1 Photo
Khi chiên trứng vịt thì không được dùng tỏi
3. Uống trà và ăn trái cây tráng miệng sau bữa ăn
Sau bữa ăn, chúng ta thường hay uống trà. Như vậy chất tanin trong trà sẽ làm vón protein, gây chứng khó tiêu.
Ngoài ra còn có thói quen ăn trái cây sau mỗi bữa. Hãy cẩn thận nếu
bạn ăn một bữa hải sản có hàm lượng protein và canxi phong phú sau đó
lại ăn trái hồng hoặc nho. Axit tanic trong hồng hoặc nho sẽ làm đông
vón protein của hải sản, chúng trở thành món khó tiêu, cứ buộc bao tử
hết nhào đến trộn mà không dồn xuống ruột được vì qui trình “tiêu hóa”
đám hải sản kia chưa xong.
10. Vì sao ion âm có lợi cho sức khỏe
Người ta đã biết hiện tượng không khí tích điện từ rất sớm, nhưng
phải sau đó rất lâu người ta mới phát hiện ion tích điện âm có liên quan
mật thiết đến sức khỏe của con người. Ngày nay các nhà khoa học đã
chứng minh, các ion âm sau khi được người hấp thụ có thể điều chế công
năng thần kinh trung ương của vỏ não, tăng cao sức miễn dịch của cơ thể,
khi người ta sống trong môi trường giàu ion âm, sẽ có cảm giác thông
thoáng dễ chịu tinh sực sung mãn. Các thí nghiệm lâm sàng chứng minh
nồng độ ion âm trong không khí có hiệu quả chữa trị một số bệnh như viêm
phế quản, hen, đau đầu, mất ngủ suy nhược thần kinh, … vì thế có người
cho ion âm là “vitamin không khí”
Vì sao ion âm trong không khí lại có lợi cho sức khỏe? Theo nhiều
chuyên gia y học thì các tế bào gây bệnh thường tích điện âm, nếu tế bào
trong cơ thể tích điện âm, thì ion âm cùng tên đẩy nhau nên vi trùng
gây bệnh khó có thể tấn công tế bào. Ngoài ra ion âm thông qua con đường
hô hấp vào phổi có thể xuyên qua đường phế nang. Do sự tuần hoàn của
máu các ion âm sẽ đến được tất cả các tổ chức, cơ quan, thông qua tác
dụng tương hỗ giữa các dịch thể với hệ thần kinh phản xạ nên có tác dụng
tổng hợp đối với cơ năng sinh lý bảo vệ sức khỏe.
Trong thiên nhiên như các vùng rừng sâu, bờ biển, lân cận các thác
nước nồng độ ion âm trong không khí khá cao, so với các công viên ở các
thành phố thì cao gấp 20 – 50, còn trong các nhà máy, phòng ở, chỗ làm
việc thì nồng độ ion âm trong không khí khá thấp chỉ bằng khoảng 1/10
nồng độ ion âm trong bầu không khí ở các công viên. Trong phòng có điều
hòa không khí, sử dụng náy tính thì nồng độ ion âm trong không khí còn
thấp hơn nhiều, thậm chí gần bằng không. Sống và công tác trong điều
kiện môi trường này trong thời gian dài sẽ cản thấy tức thở, tâm thần
bất an, dễ khiến bệnh tật phát sinh.
Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 1 Photo
Không khí ở gần các thác nước có rất nhiều ion âm
Có điều hết sức thú vị là ở gần các giếng phun nhân tạo, ở các đường
phố, công viên cũng như ở các thác nước cũng sinh ra nhiều ion âm. Vì
vậy việc xây dựng các giếng phun nước ở các công viên, khách sạn lớn
ngoài việc làm đẹp cho các nơi đó thì nó còn nhằm mục đích tăng nồng độ
ion âm trong môi trường sống. Vì vậy những người thường xuyên công tác
trong nhà nên thường xuyên đi ra hành lang, đến các công viên, các dãy
cây xanh, các giếng phun nước, đi dạo để hít thở bầu không khí giàu ion
âm trong sạch, nhờ đó có thể loại bỏ được trạng thái mệt nhọc. Nhờ
cách thư giãn vừa nói trên có thể điều hòa được não, nhờ đó đạt được
tác dụng bảo vệ sức khỏe và hiệu quả cao trong công việc
11. Quần áo chứa formaldehyd – mối nguy hiểm tiềm tàng
Nhiều sản phẩm nhập từ Trung Quốc (nhất là qua con đường tiểu ngạch)
bắt mắt và giá “rẻ đến bất ngờ” – chất lượng thấp và có thể không an
toàn về mặt y tế. Người ta cứ mua và an ủi “Thôi thì tiền nào của ấy”.
Trên thực tế, rau quả, thịt lợn, gia cầm (kể cả lục phủ ngũ tạng lợn
và… chân gà) chứa những chất bảo quản với dư lượng cao, có hại cho sức
khoẻ; đồ chơi trẻ em chứa các chất phẩm màu không an toàn, được sơn
bằng sơn chứa chì, cadimi và crom; mỹ phẩm có chứa phẩm màu hữu cơ thế
giới đã cấm từ lâu. Sữa bột trẻ em thêm melamin để qua mặt người kiểm
tra hàm lượng đạm … Và bây giờ là vấn đề quần áo vải vóc chứa
formaldehyd.
Chính Trung Quốc cũng thừa nhận :46,5% số quần áo trẻ em có
formaldehyd và 32,3% số đồ chơi sản xuất từ Quảng Đông chứa các kim loại
nặng có hại. Trong nước, họ đã chủ động thu hồi các sản phẩm kém chất
lượng này.
Formaldehyd đưa vào vải vóc làm gì?
Nếu trong thực phẩm, người ta dùng formaldehyd để bảo quản (chính vì tác
dụng diệt khuẩn cao này mà formaldehyd được dùng làm chất ướp xác và
giữ thi hài để được lâu hơn tại các phòng thực nghiệm giải phẫu cơ thể
học) thì trong ngành dệt, người ta đưa formaldehyd vào quần áo để chống
mốc, để giữ được nếp, trông như vừa mới là, làm bề mặt vải không bám
bẩn và chống nhăn. Formaldehyde tạo các cầu liên kết làm bề mặt vải ổn
định. Về mặt này có thể coi như formaldehyd là chất hồ vải vóc quần áo
và như vậy như mọi chất hồ vải khác như tinh bột chẳng hạn, cần giặt
trước khi sử dụng. Nếu mặc ngay, formaldehyd sẽ làm quần áo có mùi khó
ngửi, khi tiếp xúc với da có thể gây dị ứng, mẩn ngứa với người mẫn cảm.
Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 1 Photo
Có bao nhiêu quần áo Trung Quốc không đảm bảo chất lượng trên thị trường ?
Tuy nhiên formaldehyd không chỉ được dùng trong ngành dệt may. Nó còn
có mặt ở nhiều sản phẩm gia dụng khác mà chúng ta phải luôn luôn để
mắt tới. Đó là những sản phẩm như đồ gỗ (từ chất keo dán gỗ), đồ da,
sơn, các chất sát trùng, và có thể cả những sản phẩm vệ sinh cá nhân.
Như vậy, formaldehyd là một chất độc thường lẩn quất trong nhà.
“Nhân thân” của formaldehyd
Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 1 PhotoMười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 1 Photo
Công thức cấu tạo của formaldehyd
Cục Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) mô tả formaldehyd là chất hữu cơ bay
hơi “có thể gây ung thư cho người”. Người ta thừa nhận nếu bị phơi nhiễm
formaldehyd với hàm lượng vượt quá 20 phần triệu có thể gặp những vấn
đề về hô hấp, hen xuyễn và dị ứng, phát ban. Formaldehyd kích thích
mắt, da và niêm mạc mũi. Lượng formaldehyd từ quần áo thoát ra phụ
thuộc vào độ ẩm và nhiệt độ. Nếu giặt quần áo nhiều lần (formaldehyd
rất dễ tan trong nước), phơi dưới nắng và thoáng gió thì có thể giảm
hàm lượng của formaldehyd đáng kể.
Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (International Agency for research
of cancer), một tổ chức gồm 10 nước đã kết luận rằng formaldehyd góp
phần vào bệnh ung thư vòm họng và có thể cả bệnh bạch cầu. Quần áo chứa
formaldehyd mức cao như trên bị cấm từ lâu ở châu Âu và năm qua tại New
Zealand.
Một vài đề xuất
Từ ngày phát hiện formaldehyd có trong bánh phở (khiến một hồi phở bị
lao đao), Bộ Y tế Việt Nam đã có tiêu chuẩn về formaldehyd dùng trong
thực phẩm. Nhưng đối với quần áo vải vóc là mặt hàng tiêu dùng thiết
yếu lại chưa có tiêu chuẩn độc hại đối với formaldehyd. Như vậy, đối
với các cơ quan quản lý, hẳn có nhiều việc cần phải làm. Nhưng, trước
hết, người tiêu dùng trong nước mong muốn những việc cấp bách sau đây:
1. Các cơ quan chức năng cần ban hành tiêu chuẩn formaldehyd trong
vải sợi, công bố chính thức làm cơ sở cho việc kiểm tra xuất nhập khẩu
các mặt hàng dệt may, tạo thuận lợi cho việc quản lý thị trường và hướng
dẫn người tiêu dùng.
2. Tuy phát hiện quần áo Trung Quốc chứa formaldehyd, nhưng chưa biết
trong quá trình sản xuất formaldehyd được đưa vào ở công đoạn nào, ở
khâu nguyên liệu, khâu hoàn thiện vải hay khâu sau may quần áo. Điều đó
buộc chúng ta phải đắn đo suy nghĩ, khi hàng năm chúng ta cũng nhập
sợi Trung Quốc về để dệt, mua vải vóc của Trung Quốc về may…
3. Việc đánh giá hàm lượng formaldehyd trong các sản phẩm quần áo từ
Trung Quốc phải có phân loại theo từng mặt. Lưu ý đến hàm lượng
formaldehyd ở sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với cơ thể, như quần áo lót,
chăn mền… Từ hàm lượng cụ thể, có những khuyến cáo loại nào phải huỷ,
loại nào có thể dùng được sau khi có những xử lý cơ học, hoá học…
Xin nói thêm rằng tại Hà Lan tuy cấm đưa formaldehyd vào các sản phẩm
may mặc, nhưng đối với các mặt hàng không tiếp xúc trực tiếp với cơ
thể vẫn được phép lưu hành với điều kiện sau lần giặt đầu, hàm lượng
formaldehyd giảm xuống dưới 120mg/kg sản phẩm, nhưng nhất thiết phải dán
nhãn “Giặt trước khi sử dụng”.
Theo Vietnamnet
12. Mối nguy hại từ thủy ngân
Thủy ngân (TN) ký hiệu hóa học là Hg, xuất xứ từ tiếng Hy Lạp:
Hydrargyrum (trong đó Hydros: nước và argyros: bạc). Đó là một trong 3
kim loại (TN, chì, cadmium) được coi là nguy hiểm nhất đối với con
người, đã thế nó còn là một chất không có chức năng gì đối với cơ thể.
Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 1 Photo
Thủy ngân là kim loại nguy hiểm đối với con người
TN có mặt ở khắp nơi và mức độ gây hại đang ngày một nghiêm trọng hơn
những gì các nhà khoa học từng đánh giá. Ở dạng nguyên chất, mức độc
của TN chỉ ở dạng trung bình vì nó lưu chuyển nhanh, khắp cơ thể khiến
cho ít bộ phận nào kịp có thời gian hấp thu nó. Nguy hiểm là nó làm
nhiễm bẩn không khí, chuyển thành dạng methyl TN, bền vững và có quá
trình chuyển hóa một thời gian dài trong cơ thể. Methyl TN là chất độc
thần kinh rất mạnh. Người bị nhiễm độc TN thường có những triệu chứng
lâm sàng như:
- Thể nhẹ: nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, khó ngủ, tanh mùi kim loại ở
miệng, khó thở, đau thắt ngực. Khám thấy: viêm lợi, mi mắt co giật
liên tục, tính tình cáu gắt, hưng phấn khác thường.
- Thể vừa: Tổn thương viêm tủy sống hay các dây thần kinh, nếu nặng
sẽ bị viêm não, viêm tủy sống, viêm dây thần kinh, có khi liệt tứ chi.
Trí nhớ bị giảm sút, tập trung tư tưởng kém, lao động suy yếu, ăn mất
ngon, không ngủ được. Cuối cùng dẫn tới hội chứng bệnh não.
- Thể nặng: rối loạn thần kinh thực vật và tim mạch. Chức năng chống
độc của gan giảm, hàm lượng TN trong nước tiểu tăng: 0,04 – 0,10mg/l.
TN còn ảnh hưởng rõ rệt đến thai nhi: gây ra những khuyết tật bẩm sinh như mù, điếc, dị dạng, trí thông minh giảm sút…
Những trường hợp ngộ độc thủy ngân

- Trong mỹ phẩm

Thời trung cổ, nhiều phụ nữ đã chết một cách kỳ lạ mà không ai hiểu
tại sao. Ngày nay, khoa học, sau khi đã phân tích kỹ và chính xác – đã
kết luận nạn nhân bị tử vong do đã sử dụng các mỹ phẩm trong đó có chứa
các chất độc: TN, chì, asen… Việc phân tích các mẫu xương còn lại của
một số nữ hoàng, công chúa, công tước được lưu lại tại các hầm mộ từ thế
kỷ 15 ở Nga cho thấy mức độ tập trung TN và chì cao gấp hàng trăm lần
so với mức bình thường. Một trong những nghi án lớn nhất của lịch sử
Nga là cái chết của Sa hậu Anatassia Romanova (vợ Ivan bạo chúa) qua
đời khi mới ở tuổi 25, nổi tiếng lạm dụng mỹ phẩm. Phân chất trong bím
tóc màu nâu của bà, thấy muối thuỷ ngân có tỷ lệ cao (4,8mg/g). Bà chết
vào năm 1560, khi còn rất trẻ và gây tai họa cho nhiều người vì Ivan
bạo chúa cho rằng có kẻ đã ám sát vợ mình (!). Những cuộc khai quật hầm
mộ ở Ai Cập, thu được những túi nhỏ mỹ phẩm trong mộ phần của nhiều
phụ nữ, phân tích thấy có chứa nhiều TN, chì…
– Trong các thuốc tráng dương, trường sinh bất tử
Các vua chúa và các nhà quyền quý ưa chuộng các loại tân dược được
chế tạo từ khoáng vật, thực vật… nhằm kéo dài tuổi thọ, tăng cường khoái
cảm, tráng kiện, hoạt động tình dục không biết mỏi mệt. Cái chết của
Hán Thành tổ Lưu Ngao (thế kỷ I trước CN) được coi là ông vua đầu tiên
trong lịch sử Trung Hoa băng hà vì lạm dụng đan dược, được chính sử ghi
chép lại. Nguyên liệu luyện đan thường có các khoáng thạch: hùng hoàng,
tiêu thạch, vân mẫu, chu sa, thần sa… Trong các thuốc này có chứa hàm
lượng cao: TN, chì, asen…, như chu sa chứa selenua thủy ngân.
– Trong động vật
Tiến hành thử nghiệm trên các loài chim di trú ở miền Đông Bắc nước
Mỹ, các nhà nghiên cứu phát hiện mức thủy ngân tiềm ẩn trong máu của hơn
175 loài từng được coi là “chim sạch”. TN còn tồn tại trong cơ thể gấu
Bắc cực, chồn nước, rái cá, báo. Các nhà khoa học Hokkaido (Nhật Bản)
đã phát hiện trên 26 mẫu gan cá voi, lượng TN trung bình cao hơn 900
lần lượng cho phép (0,4mcg/g).
Bác sĩ Jane Hightower (California – Mỹ) đã đưa ra nhận xét: Qua xét
nghiệm máu của 123 người, có triệu chứng tóc rụng, mệt mỏi, nhức đầu,
mất trí nhớ, do thường ăn cá biển loại to (cá mũi kiếm, cá ngừ), nhận
thấy 90% có hàm lượng TN cao hơn mức cho phép của Cơ quan bảo vệ môi
trường Mỹ (EPA), trong đó hơn 50% cao gấp đôi, gấp 3 hoặc 4 lần. Ngừng
ăn các loại cá to này một thời gian dài các triệu chứng khó chịu trên sẽ
biến mất.
Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 1 Photo
Cá biển cũng là một nguồn thực phẩm bị ô nhiễm TN
Cơ quan quản lý thực phẩm và thuốc của Mỹ (FDA) khuyến cáo: các bà
mẹ mang thai hay đang có dự định mang thai, không nên ăn các loại cá:
mũi kiếm, ngừ, thu, mập… hoặc hạn chế ăn cá (dưới 200g một tuần). Khuyến
cáo này đã được phổ biến tại 45 tiểu bang, các quầy bán cá phải có
bảng cảnh báo về TN có trong cá.

- Trong một số hóa chất bảo quản

Ở Pakistan, năm 1971 có hơn 6.000 người chết vì thóc bảo quản bằng
chất có chứa oxyd TN. Đáng tiếc hơn là sau sự kiện trên không được rút
kinh nghiệm, nên năm 1972 lại gây cho 300 người dân Iraq chết vì lý do
tương tự.
– Trong nha khoa và một số dụng cụ y khoa
Việc dùng Amalgam để trám răng đã có từ 1833 do hai anh em người Pháp
tên là Crawcowz tìm ra: hợp chất độn amalgam bằng bạc có chứa tới 50%
TN. Qua khảo sát thấy trong máu một số nha sĩ có tỷ lệ TN cao hơn mức
bình thường, một số ít có biểu hiện rối loạn thần kinh trung ương và
ngoại biên. Còn với người bệnh được trám răng, có ý kiến cho rằng: các
miếng trám amalgam đã được nhốt kín trong chất này nên an toàn nhưng nếu
không làm đúng quy trình kỹ thuật thì TN sẽ rò rỉ, ngấm trực tiếp vào
máu và gây hại.
Có ý kiến là các nha sĩ nên lưu ý bệnh nhân sau trám amalgam nên nhai
kẹo cao su để có thể lấy đi phần nào TN phóng thích từ răng trám. Một
nghiên cứu ở Đức năm 1996 thấy nước bọt của 90% bệnh nhân trám răng
bằng loại amalgam trên có tỷ lệ TN cao gấp 5 lần tiêu chuẩn cho phép TN
có trong nước uống của châu Âu. ở Pháp đã có một số nha sĩ bị bệnh
nhân kiện vì họ có triệu chứng nhiễm độc TN. ở một số nước Đức, Canada,
Úc, Thụy Điển… đã cấm dùng loại amalgam trên và thay bằng các loại
nhựa tổng hợp. Sự thay thế này còn gây nhiều tranh cãi vì dùng loại
nhựa này đắt gấp 5 lần và phải thay trong vòng 2-3 năm và nhất là tính
vô hại của chúng chưa được chứng minh.
Ngoài ra, TN có trong một số dụng cụ y khoa: Huyết áp kế, nhiệt kế.
Riêng nhiệt kế do thân làm bằng thủy tinh nên dễ vỡ, làm TN có trong đó
thoát ra ngoài thành những hạt tròn nhỏ lăn tròn trên mặt đất. Nếu
không sớm thu hồi, xử lý thì chúng sẽ bốc hơi vào không khí, xâm nhập
vào cơ thể người bằng con đường hô hấp, thấm qua da, gây độc.
Kiểm soát nguồn tạo TN
Thủ phạm gây ô nhiễm TN còn xuất xứ từ các xưởng hóa chất, các bãi
khai thác vàng, các nhà máy điện chạy bằng than đá, các vùng rừng đầm
lầy, các lò thiêu và các đồ phế thải ở các bãi rác (pin, bình điện, đèn
huỳnh quang, hộp đựng sơn…).
Mỹ là quốc gia đứng đầu thế giới gây ra nạn ô nhiễm TN. Với 440 nhà
máy chạy điện bằng than đá đã tạo ra khoảng 48 tấn TN/năm, các lò thiêu
và ngành công nghiệp khai thác đã phun vào bầu khí quyển khoảng 150 tấn
TN/năm. Thấy được vấn đề này, chính phủ nước này đã đưa ra kế hoạch
cắt giảm 50% lượng TN thải ra từ các nhà máy điện vào năm 2008. Nhiều
chính quyền ở các tiểu bang nước Mỹ cũng đặt ra luật riêng nhằm kiểm
soát ô nhiễm của TN. Nhiều quốc gia châu Âu, Canada, Australia và Nhật
đã bắt tay vào kiểm soát ô nhiễm TN và giảm mức sử dụng kim loại này từ
5-10 năm nay.
Hy vọng từ những hành động tích cực trên, mối nguy hại của TN đối
với con người ngày càng giảm, tạo sự trong lành cho môi trường sống của
con người và động thực vật…
13. Rượu – Mối nguy hại tiềm ẩn
Rượu ở khắp mọi nơi, từ các quán vỉa hè tới những cửa hàng, khách sạn
sang trọng và phục vụ cho nhiều đối tượng khác nhau. Ngay sau khi uống
rượu, 20% lượng rượu được hấp thụ ngay tại dạ dày và 80% còn lại được
hấp thụ ở ruột. Sau khi uống vài phút rượu đã đi vào máu và sau vài giờ
nồng độ cồn trong máu sẽ lên đến cực đại có thể dẫn đến ngộ độc từ nhẹ
đến nặng tùy theo số lượng rượu, chủng loại rượu và cơ địa người sử
dụng.Việc lạm dụng rượu sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con
người uống, cho giống nòi và gây ra những hành vi, hậu quả không tốt cho
xã hội. Theo WHO (2003), rượu là nguyên nhân của

  • 31% vụ đánh nhau, giết người.
  • 33% vụ hiếp dâm phụ nữ.
  • 18% tai nạn giao thông.
  • 60 loại bệnh khác nhau liên quan đến thói quen sử dụng rượu bia như gan, dạ dày, tim mạch….

Theo số liệu thống kê tại Viện Sức khỏe tâm thần Trung ương của Việt
Nam, tỷ lệ người điều trị tâm thần do rượu chiếm 5 – 6% số bệnh nhân
tâm thần, tỷ lệ này có xu hướng tăng lên từ 4,4% (Năm 2001) lên 7,03%
(Năm 2005).
Báo động tình trạng ngộ độc rượu
Rượu là đồ uống của loài người có từ lâu đời ở cả Việt Nam cũng như
trên khắp các châu lục. Rượu được sản xuất hằng năm với số lượng lớn,
nhiều chủng loại. Theo thống kê năm 2007 ở Việt Nam có khoảng 328 cơ sở
sản xuất rượu lớn với sản lượng 360 triệu lít/năm, 320 cơ sở sản xuất
nhỏ với sản lượng dưới 1 triệu lít/năm, hộ gia đình tự sản xuất ước tính
khoảng 250 triệu lít/năm.
Rượu uống có nhiều loại được phân chia theo nguồn gốc từ sản phẩm lên
men rượu từ tinh bột (gạo, ngô, sắn, hoa quả, dịch đường…); phân chia
theo nồng độ rượu trong sản phẩm. Rượu uống được sản xuất từ nguồn
nguyên liệu là thực phẩm, được ủ với men rượu và chưng cất theo phương
pháp dân gian hay công nghiệp. Tuyệt đối không được sử dụng cồn công
nghiệp để pha chế rượu.
Lượng rượu tiêu thụ mỗi năm là rất lớn, đa dạng về chủng loại và chất
lượng, trong số đó rất nhiều loại rượu giả, rượu lậu, rượu tự pha
không công bố tiêu chuẩn sản phẩm đang được lưu hành tự do trên thị
trường. Cùng với ý thức chủ quan của người tiêu dùng, sự chưa vào cuộc
một cách quyết liệt của các cơ quan chức năng đã dẫn đến tình trạng ngộ
độc rượu ngày càng có xu hướng gia tăng.
Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 1 Photo
Hiện nay có rất nhiều các cơ sở kinh doanh rượu giả với nhãn mác ngoại mà chưa bị phát giác.
Ngộ độc rượu đã thực sự trở thành nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng và
sức khỏe của người tiêu dùng ở Việt Nam. Tính từ năm 2000 tới ngày
19/10/2008 đã xảy ra 28 vụ ngộ độc rượu với tỉ lệ chết là 21,4% (34/159
người bị ngộ độc). Các vụ ngộ độc xảy ra trên phạm vi cả nước: tại Miền
Bắc là 14/28 vụ (50,0%), 9/34 người chết (26,5%); tại Miền Nam là 9/28
vụ (32.1%), 15/34 người chết (44,1%); đặc biệt tại tỉnh Hậu Giang ngày
27/04/2008 đã xảy ra vụ ngộ độc do uống rượu nếp đục (rượu sữa) 7/44
người uống bị tử vong.
Nguyên nhân là do tình trạng sử dụng rượu rượu pha cồn công nghiệp,
rượu ngâm các loại cây, con theo kinh nghiệm cá nhân không đảm bảo an
toàn thực phẩm; rượu ngâm nhầm với những cây độc. Trong thời gian gần
đây, ngộ độc rượu trở nên phức tạp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính
mạng và sức khỏe của người tiêu dùng như tại thành phố Hồ Chí Minh từ
29/09 – 20/10/2008 có 5 vụ ngộ độc với 10/28 người chết (35,7%) do rượu
được sản xuất từ nguồn nguyên liệu bị nghiêm cấm là cồn methanol vì lợi
nhuận (giá thành rẻ, dễ pha chế, khó phát hiện bằng cảm quan).
Các biểu hiện chính của ngộ độc rượu
Có hai loại ngộ độc rượu chính thường xảy ra đó là ngộ độc rượu
etylic (rượu etanol) và ngộ độc rượu metylic (rượu metanol). Khi sử dụng
rượu quá nhiều, quá trình chuyển hóa và thải trừ quá tải, lượng cồn
trong máu quá cao và kéo dài sẽ gây ngộ độc, làm giảm hoạt động của não,
gây rối loạn các chức năng và nguy cơ tử vong cao nếu sử dụng một hàm
lượng lớn. Một số biểu hiện của ngộ độc rượu là
- Bị giảm và mất khả năng vận động tự chủ như không cầm được bát đũa,
rót nước ra ngoài…, không điều khiển được hành vi, nói líu lưỡi, gọi
nhầm tên người… Sau khi uống quá nhiều, người uống không thể đi lại
được, mất cân bằng cơ thể, không tự ngồi được.
- Khi cơ thể không còn chuyển hóa được, rượu uống vào sẽ bị nôn ra.
Nhiều trường hợp người uống rơi vào hôn mê, mất tri thức, gọi hỏi không
biết, mất các phản xạ, đặc biệt hay gặp hiện tượng này ở người mới uống
rượu hay ít uống mà lại uống quá nhiều.
- Những trường hợp ngộ độc quá nặng, rượu sẽ ức chế trung tâm hô hấp
và gây ngừng thở. Người uống có thể nguy hiểm tới tính mạng nếu không
được cấp cứu kịp thời.
- Cần đặc biệt chú ý với người có tuổi hay bệnh lý tim mạch, say rượu
thường che lấp những triệu chứng của tai biến tim mạch như xuất huyết
não, nhồi máu cơ tim. Vì vậy nếu xử trí ngộ độc rượu tốt mà bệnh nhân
không tỉnh phải tìm ngay nguyên nhân sọ não.
- Khi say rượu, ngoài mất các giác quan và phản xạ, người say rượu
còn dễ bị viêm phổi do lạnh hay sặc chất nôn. Đây là lý do làm người
bệnh phải nằm viện điều trị dài ngày và rất tốn kém.
Xử trí ngộ độc rượu thế nào?
Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 1 Photo
Một bệnh nhân bị ngộ độc rượu
- Tuyệt đối không uống rượu khi đói. Khi say rượu, tìm cách gây nôn
hết, sau đó xát mạnh hai bên má. Cho uống một cốc sữa nóng, trà đặc. Cởi
khuy áo cổ, tháo thắt lưng và đặt nằm nơi thoáng mát (tránh gió lùa).
Tư thế nằm úp xuống giường, hai tay xuôi ra sau, mặt nghiêng về bên
trái. Nếu có biểu hiện co giật, thở không đều, ngã chảy máu tai, mắt,
loạn nhịp tim phải đưa đến bệnh viện cấp cứu ngay.
- Tại bệnh viện: Xét nghiệm kiểm tra các thông số sinh tồn. Cho bệnh
nhân nằm tư thế an toàn, làm thông thoáng đường hô hấp, cho thở ôxy nếu
cần, chống hạ đường huyết, chống toan chuyển hóa.
Rửa dạ dày bằng than hoạt tính hoặc muối kiềm. Hỗ trợ tim mạch, ổn định huyết động. Chú ý phát hiện các biến chứng do say rượu.
Để bảo vệ sức khỏe cho bản thân mình, cho gia đình và xã hội, mỗi
người hãy là người tiêu dùng thông thái trong việc lựa chọn, sử dụng
rượu.

  • Không uống các loại rượu không có nhãn mác, rượu tự pha chế không có
    chứng nhận công bố tiêu chuẩn sản phẩm, rượu sản xuất ở các cơ sở
    không có Giấy phép sản xuất, kinh doanh.
  • Không tự mua thuốc Bắc, tự mua hay sưu tầm cây, con theo kinh nghiệm về ngâm để uống.
  • Tuyệt đối không dùng rượu quá liều lượng, quá mức độ như uống say, quá say.
  • Nếu có dấu hiệu bất thường liên quan đến uống rượu cần đến ngay cơ
    sở y tế để được kiểm tra phát hiện nguyên nhân và xử lý kịp thời.
Về Đầu Trang Go down
 

Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 1

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

 Similar topics

-
» Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki 2
» Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học ki cuoi
» Ảo Thuật với Muối CH3COONa Kết Tinh
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Đang chuyển tới Email Cộng Đồng Mạng Hóa Học
Đang truy cập Diễn Đàn Hóa Học Thời @ - Mới vui lòng chờ trong giây lát...
Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất