Trang ChínhThư ViệnTạp Chí H2@Latest imagesGalleryTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Top posters
Admin
Những vụ án thủy ngân Vote_lcap1Những vụ án thủy ngân I_voting_barNhững vụ án thủy ngân Empty 
ptthai769
Những vụ án thủy ngân Vote_lcap1Những vụ án thủy ngân I_voting_barNhững vụ án thủy ngân Empty 
Vo Thai Sang
Những vụ án thủy ngân Vote_lcap1Những vụ án thủy ngân I_voting_barNhững vụ án thủy ngân Empty 
Hoangka
Những vụ án thủy ngân Vote_lcap1Những vụ án thủy ngân I_voting_barNhững vụ án thủy ngân Empty 
minhthien0203
Những vụ án thủy ngân Vote_lcap1Những vụ án thủy ngân I_voting_barNhững vụ án thủy ngân Empty 
tungpro39
Những vụ án thủy ngân Vote_lcap1Những vụ án thủy ngân I_voting_barNhững vụ án thủy ngân Empty 
vtsang2402
Những vụ án thủy ngân Vote_lcap1Những vụ án thủy ngân I_voting_barNhững vụ án thủy ngân Empty 
jaeatnguyen
Những vụ án thủy ngân Vote_lcap1Những vụ án thủy ngân I_voting_barNhững vụ án thủy ngân Empty 
thanhthuong
Những vụ án thủy ngân Vote_lcap1Những vụ án thủy ngân I_voting_barNhững vụ án thủy ngân Empty 
hthai8181
Những vụ án thủy ngân Vote_lcap1Những vụ án thủy ngân I_voting_barNhững vụ án thủy ngân Empty 

 

 Những vụ án thủy ngân

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Vo Thai Sang

Super Modertors
Vo Thai Sang

Tổng số bài gửi : 25
Reputation : 1
Join date : 13/03/2011
Age : 33
Đến từ : Can Tho University

Những vụ án thủy ngân Empty

Bài gửiTiêu đề: Những vụ án thủy ngân   Những vụ án thủy ngân I_icon_minitimeThu Mar 24, 2011 10:06 pm

Những vụ án thủy ngân Hoahoc.org_100Người Trung Quốc, Ấn Độ xa xưa cho rằng thuỷ ngân là thần dược giúp
trường sinh bất lão. Người La Mã sử dụng chất lỏng lấp lánh này để chế
mỹ phẩm. Vì thế, thủy ngân có “cơ hội” trở thành thủ phạm của những vụ
án nghiêm trọng.
Với tính chất lỏng và có ánh kim, thủy ngân đã được một thầy thuốc
người Hy Lạp đặt cho cái tên “nước bạc”. Theo tiếng Latinh, kim loại
này có tên là hydrargyrum. Ở châu Âu, nó lại được lấy theo tên của một
vị thần La Mã – thần Mercury.
Trong nhiều tài liệu cổ, người ta đã đề cập đến tác dụng chữa bệnh
của thủy ngân. Các thầy thuốc thời xưa mô tả cách họ điều trị bệnh nhân
bị xoắn ruột bằng cách rót một lượng thủy ngân chừng hơn 200 gam vào
dạ dày người bệnh. Họ cho rằng “nước bạc” nặng và linh động sẽ luồn
lách trong ruột để nắn lại các đoạn ruột bị xoắn.
Hàng thế kỷ sau đó, thủy ngân vẫn được “trọng dụng” để chữa bệnh,
chẳng hạn để chữa bệnh giang mai vào thế kỷ 16, trước khi có các chất
kháng sinh. Trong suốt thế kỷ 19, loại thần dược có tên là “Blue mass”
là một dạng thuốc viên thành phần chính là thủy ngân, đã được các thầy
thuốc dùng để điều trị các bệnh như táo bón, trầm cảm, đau răng và thậm
chí dùng trong việc sinh nở. Cho đến đầu thế kỷ 20, thủy ngân được cấp
phát cho trẻ em hằng năm như là thuốc nhuận tràng và tẩy giun.
Những vụ án kinh hoàng
Việc sử dụng thủy ngân sai trong quá khứ đã dẫn đến những hậu quả
khôn lường. Những nạn nhân đầu tiên có lẽ là các nhà giả kim thuật.
Từ thời cổ đại, các nhà giả kim thuật đã biết sử dụng thủy ngân để
chế ra một số kim loại khác, đặc biệt là vàng. Trong những “phòng thí
nghiệm” sơ sài, các nhà giả kim Trung Hoa, Ai Cập, Ả Rập ngày đêm chung
sống với thứ chất lỏng kỳ lạ để mong tìm được “bí quyết” chế ra vàng.
Họ không biết rằng, hơi thủy ngân đã xâm nhập đường hô hấp, ngấm qua
da… vào cơ thể họ. Hậu quả cuối cùng họ đều mắc những chứng bệnh kỳ lạ
như ảo giác, ám ảnh, cơ thể suy nhược và chết một cách bí hiểm.
Công trình mạ mái vòm nhà thờ Isaac ở Petecbua (Nga) đã cướp đi hàng
chục sinh mạng người thợ. Vì thủy ngân có khả năng hòa tan nhiều kim
loại, tạo thành “hỗn hống” (amalgam), người ta đã đem hơn 100kg vàng
nguyên chất hòa tan trong thủy ngân thành hỗn hống, sau đó tráng lên
những tấm đồng đường kính lớn hàng chục mét. Các tấm đồng này nung nóng
trên những cái lò đặc biệt cho đến khi thủy ngân bốc hơi hết và để lại
một lớp vàng rất mỏng trên tấm đồng. Những người thợ làm vòm nhà thờ
khi đó dù được trang bị bằng quần áo lao động và che mặt bằng một tấm
kính, song cũng không ngăn được thứ hơi độc chết người màu xanh nhạt
xâm nhập cơ thể họ. Hơn 10 người thợ đã chết vì những căn bệnh bí hiểm.
Thời đó, người ta đã thêu dệt nên những câu chuyện liên quan đến ma
quỷ trong vụ án này.
Những cơn điên loạn và cái chết của Sa hoàng Ivan IV Vaxilievich
(1530 – 1564) là một bí ẩn mà gần đây mới được giải mã. Các tài liệu
ghi lại ông vua này có một sức khỏe bình thường, nhưng sau đó mắc chứng
bệnh kỳ lạ, thỉnh thoảng lên cơn điên loạn. Trong một cơn cuồng nộ như
thế, ông ta đã giết chết chính con trai của mình. Ông ta thường xuyên
bị ám ảnh bởi những ảo giác, luôn nghi ngờ và lúc nào cũng run sợ vì
cho rằng tai họa đang rình rập xung quanh. Khi đó người ta cho rằng ông
bị quỷ ám. Nhưng việc khai quật hài cốt của ông do các nhà khoa học
tiến hành sau này đã cho thấy thủ phạm chính là thủy ngân. Do ông bị
mắc chứng đau nhức xương, các ngự y đã kê đơn cho sử dụng nhiều loại
thuốc mỡ chứa thủy ngân trong một thời gian dài, khiến ông bị ngộ độc.
Xét nghiệm cho thấy hàm lượng thủy ngân trong xương của nhà vua rất
cao.
Các nhà sử học từng nghiên cứu các kho lưu trữ của thế kỷ 17 đã khẳng
định, sự nhiễm độc thủy ngân cũng là nguyên nhân gây nên cái chết của
vua Carl (Charles) II thuộc triều đại Stuart ở nước Anh. Vì quá say mê
những ý tưởng giả kim thuật, nhà vua đã trang bị một phòng thí nghiệm
trong cung đình; tại đó, ông đã sử dụng tất cả thời gian rỗi để nung
thủy ngân. Trong nhiều tài liệu có mô tả các triệu chứng của Carl II như
tính cáu gắt, chứng co giật, bệnh niệu độc (bệnh đái ra các chất độc)
kinh niên. Các bệnh này do tác động lâu dài của hơi thủy ngân gây ra.
Mặc dầu các vị ngự y đã thử dùng đủ mọi phương thuốc hiệu nghiệm nhất
của y học thời bấy giờ: hút máu, uống ký ninh nhưng vẫn không thể cứu
được nhà vua.
Những vụ án thời hiện đại
Những vụ án thủy ngân 11030367-bien
Vùng biển Minamata (Nhật Bản) nơi từng bị nhiễm thủy ngân. Ảnh: SK&ĐS.
Đến tận thế kỷ 20, thủy ngân vẫn gây những vụ án kinh hoàng tại
nhiều nơi. Tại Nhật Bản – đất nước có nền công nghiệp phát triển cũng
đã từng chấn động do thảm họa thủy ngân, mà người ta hay gọi là thảm
họa Minamata.
Vào đầu những năm 1950, nhiều người dân ở khu vực Minamata – một khu
vực chuyên về đánh bắt thủy sản ở phía Nam Nhật Bản bị mắc những chứng
bệnh lạ như run rẩy chân tay, bại liệt, mất trí nhớ, một số trường hợp
bị tử vong. Các nhà chức trách phát hiện ra chất thải công nghiệp có
chứa thủy ngân của công ty sản xuất hóa chất Chisso đã làm cho các loài
hải sản vùng biển này bị nhiễm thủy ngân. Người dân ở đây đánh bắt và
sử dụng các loại hải sản đó và bị nhiễm độc. Khoảng trên 3.000 người đã
có những khuyết tật nào đó hay có triệu chứng ngộ độc thủy ngân nặng
nề hoặc đã chết vì ngộ độc.
Năm 1965, một vụ nhiễm độc trên diện rộng ở Nigata cũng xảy ra tương
tự như ở Minamata và thủ phạm là chất thải chứa thủy ngân của một công
ty khai khoáng trên địa bàn. Năm 2001, có khoảng 1.700 trong số 2.200
người bị chết vì bị ảnh hưởng bởi độc chất từ nhà máy hóa chất ở miền
Nam Nhật Bản, là do bị ngộ độc vì ăn cá ở địa phương.
Và mới đây, một quan chức Nhật Bản cho biết thịt cá voi và cá heo
cung cấp cho các buổi ăn trưa tại những trường học trên toàn nước này
đã nhiễm một lượng thủy ngân vượt xa tiêu chuẩn cho phép của Bộ Y tế.
Ngày nay, với tốc độ phát triển của các nền công nghiệp hiện đại,
người ta càng lo ngại đến nguy cơ nhiễm độc thủy ngân. Tuy vậy, cũng
phải đánh giá một cách công bằng. Thủy ngân chính là một “người bạn”
thuộc dạng lâu năm nhất của con người và mang lại nhiều lợi ích nếu
biết sử dụng đúng đắn.
(Theo Sức khoẻ và Đời sống)
Về Đầu Trang Go down
 

Những vụ án thủy ngân

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

 Similar topics

-
» thủy ngân quá dộc sao người ta sử dụng nó để làm hat bắp khỏi bị nấm móc nhỉ.
» Thủy ngân, là một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn có ký hiệu Hg
» anh van cn hoa hoc them bon quyen ngan ve kim loai,...
» Lantan được nhà hóa học người Thụy Điển là Carl Gustav Mosander phát hiện năm 1839
» Những nguyên tố trong ta
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Đang chuyển tới Email Cộng Đồng Mạng Hóa Học
Đang truy cập Diễn Đàn Hóa Học Thời @ - Mới vui lòng chờ trong giây lát...
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất