Trang ChínhThư ViệnTạp Chí H2@Latest imagesGalleryTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Top posters
Admin
Những Bí Ẩn Phía Sau Hóa Học Vote_lcap1Những Bí Ẩn Phía Sau Hóa Học I_voting_barNhững Bí Ẩn Phía Sau Hóa Học Empty 
ptthai769
Những Bí Ẩn Phía Sau Hóa Học Vote_lcap1Những Bí Ẩn Phía Sau Hóa Học I_voting_barNhững Bí Ẩn Phía Sau Hóa Học Empty 
Vo Thai Sang
Những Bí Ẩn Phía Sau Hóa Học Vote_lcap1Những Bí Ẩn Phía Sau Hóa Học I_voting_barNhững Bí Ẩn Phía Sau Hóa Học Empty 
Hoangka
Những Bí Ẩn Phía Sau Hóa Học Vote_lcap1Những Bí Ẩn Phía Sau Hóa Học I_voting_barNhững Bí Ẩn Phía Sau Hóa Học Empty 
minhthien0203
Những Bí Ẩn Phía Sau Hóa Học Vote_lcap1Những Bí Ẩn Phía Sau Hóa Học I_voting_barNhững Bí Ẩn Phía Sau Hóa Học Empty 
tungpro39
Những Bí Ẩn Phía Sau Hóa Học Vote_lcap1Những Bí Ẩn Phía Sau Hóa Học I_voting_barNhững Bí Ẩn Phía Sau Hóa Học Empty 
vtsang2402
Những Bí Ẩn Phía Sau Hóa Học Vote_lcap1Những Bí Ẩn Phía Sau Hóa Học I_voting_barNhững Bí Ẩn Phía Sau Hóa Học Empty 
jaeatnguyen
Những Bí Ẩn Phía Sau Hóa Học Vote_lcap1Những Bí Ẩn Phía Sau Hóa Học I_voting_barNhững Bí Ẩn Phía Sau Hóa Học Empty 
thanhthuong
Những Bí Ẩn Phía Sau Hóa Học Vote_lcap1Những Bí Ẩn Phía Sau Hóa Học I_voting_barNhững Bí Ẩn Phía Sau Hóa Học Empty 
hthai8181
Những Bí Ẩn Phía Sau Hóa Học Vote_lcap1Những Bí Ẩn Phía Sau Hóa Học I_voting_barNhững Bí Ẩn Phía Sau Hóa Học Empty 

 

 Những Bí Ẩn Phía Sau Hóa Học

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Hoangka

Super Modertors
Hoangka

Tổng số bài gửi : 21
Reputation : 2
Join date : 14/03/2011
Đến từ : Can Tho University

Những Bí Ẩn Phía Sau Hóa Học Empty

Bài gửiTiêu đề: Những Bí Ẩn Phía Sau Hóa Học   Những Bí Ẩn Phía Sau Hóa Học I_icon_minitimeMon Mar 28, 2011 8:50 pm

PHÁT HIỆN DẤU VẾT VÂN TAY
Để điều tra các vụ án mạng hay trộm cắp, công an thường rắc bột để phát hiện dấu vân tay của thủ phạm. Ta cũng có thể biểu diễn thí nghiệm vui này.
- Hoá chất: cồn iot
- Cách làm: Bạn đưa một tờ giấy trắng và sạch cho khán giả và yêu cầu họ bí mật in dấu ngón tay và và ngón tay trỏ ở hai bàn tay của một người nào đó lên tờ giấy. Bạn thu lại tờ giấy và mang đậy úp tờ giấy lên miệng lọ đựng cồn iot. Sau một thời gian,lấy ra bạn sẽ thấy rõ các dấu vân tay xuất hiện trên giấy. Bạn chỉ cần thu giấy chứng minh thư của khán giả để đối chiếu dấu tay và tìm ngay được “thủ phạm”
- Giải thích: khi ta in tay lên giấy, tay ta sẽ để lại trên giấy vết mỡ của da. cồn iot sẽ hoà tan vết mỡ này làm xuất hiện dấu tay.

ĐỐT NƯỚC ĐÁ CHÁY
Bạn lấy một nắm nước đá bỏ vào một chén sứ miệng rộng, rồi bật diêm đốt. Thật kì lạ! Nước đá bốc cháy
- Hoá chất: CaC2 (khí đá)
- Cách làm: Trong chén sứ, bạn đã đặt sẵn vài mẫu canxi cacbua (CaC2). Bỏ nước đá vào và bật diêm đốt.
- Giải thích: Do có phản ứng:

CaC2 + 2H2O -> C2H2 + Ca(OH)2
Khí C2H2 thoát lên mặt nước đá, khi đốt nó sẽ cháy trông giống hệt nước đá cháy

2C2H2 + 5O2 -> 4CO2 + 2H2O
TẠO RA MÀU HỒNG BẰNG NƯỚC LÃ
Hoá chất: dd NH3 đậm đặc, ancol etylic khan, phenolphtalein
Cách làm: Thêm vài mililit dd amoniac (NH3) đậm đặc (25%) và 2-3 giọt phenolphtalein vào cốc đựng 50 ml ancol etylic khan. Hỗn hợp không có màu.
Khi biểu diễn, bạn nhờ một khán giả nào đó múc một cốc nước lã để pha dần vào hỗn hợp trên. Khi đổ nước màu hồng xuất hiện và càng đổ thêm nước thì màu hồng càng trở nên đậm.
Giải thích: khi đổ thêm nước, NH3 sẽ tác dụng với nước theo phản ứng:
Những Bí Ẩn Phía Sau Hóa Học Clip_image001
Ion OH- làm cho phenolphtalein chuyển sang màu hồng. Càng đổ thêm nước càng xuất hiện thêm nhiều ion OH-



LÀM NƯỚC ĐÓNG BĂNG CHỚP NHOÁNG

Chúng ta đều biết, muốn có nước đá phải có máy lạnh hay tủ lạnh và tủ lạnh tốt đến mấy cũng không thể làm nước đóng băng ngay tức khắc được. Thế mà bạn có thể “phù phép” cho nước đóng băng ngay tức khắc, không cần đến tủ lạnh.
Bạn đặt trước mặt mọi người một chậu “nước” rồi dùng hai bàn tay “bắt quyết” trên mặt chậu. miệng lẩm nhẩm đọc “thần chú”. Chậu “nước” lập tức đóng băng rắn chắc đến nỗi có thể lật úp chậu, trước con mắt ngạc nhiên của mọi người
- Hoá chất: Na2SO4
- Dụng cụ: chậu nước
- Cách làm: trước khi biểu diễn, bạn đun nóng nước lên khoảng 600C rồi hoà tan vào đó muối Na2SO4 đến bão hoà. Đậy chậu bằng miếng thuỷ tinh rồi để nguội đến nhiệt độ thường, bạn sẽ có được dung dịch Na2SO4 quá bão hoà. Dung dịch này không kết tinh trở lại vì không có trung tâm kết tinh.
Bằng cách “bắt quyết” trên mặt chậu, bạn bí mật rắc vào đó vài tinh thể Na2SO4 để làm trung tâm kết tinh. Dung dịch sẽ kết tinh tức thời trông như nước trong chậu đóng băng vậy, vì các phân tử muối đã lấy nước từ dung dịch để tạo thành các phân tử muối ngậm nước Na2SO4.10H2O




ĐỐT CHÁY BÀN TAY- ĐỐT KHĂN KHÔNG CHÁY

- Hoá chất: axeton
- Cách làm: xắn tay áo rồi nhúng cả bàn tay và cổ tay vào chậu nước. Sau đó nhỏ vài giọt axeton vào lòng bàn tay và châm nhanh ngọn lửa đèn cồn. Bàn tay sẽ bắt lửa và bốc cháy. Bạn đừng sợ, axeton sẽ cháy rất nhanh và chỉ một loáng là cháy hết, ngọn lửa sẽ tắt. bạn chỉ thấy hơi nóng chứ không hề bị bỏng.
- Giải thích: axeton là những chất bay hơi rất nhanh và bắt lửa rất mạnh. Với vài giọt các chất trên, khi cháy nhiệt lượng toả ra chỉ đủ để làm bay hơi một phần nước trên da tay. Vì thế, ta chỉ cảm thấy hơi nóng chứ không bị bỏng.
Tương tự, ta có thể làm thí nghiệm “đốt khăn không cháy” như sau: nhúng ướt một khăn mùi soa, sau đó nhỏ lên khăn vài giọt axeton rồi đốt. khi khăn cháy cầm một góc khăn vung mạnh. Một lúc sau lửa tắt, chiếc khăn vẫn nguyên vẹn.


CHÂM NẾN KHÔNG CẦN LỬA
- Hoá chất: KMnO4, H2SO4 đặc
- Dụng cụ: đèn cồn, đũa thuỷ tinh
- Cách làm: Lấy đũa thuỷ tinh nhúng vào axit H2SO4 đặc và chất rắn KMnO4 rồi châm vào bấc đèn cồn, nó sẽ tự bùng cháy.
- Giải thích:
H2SO4 + 2KMnO4 -> K2SO4 +2 HMnO4
dưới tác dụng của H2SO4 đậc, HMnO4 mất nước tạo Mn­2O7. Mn2O7 có tính oxi hoá cực mạnh, rượu etylic ( cồn) bốc cháy khi tiếp xúc với Mn2O7.


BẮN CHÁY TÀU ĐỊCH
- Hoá chất: Natri ( hoặc kali), phenolphtalein
- Dụng cụ: chậu nước
- Cách làm: Dùng loại giấy thấm nước để gấp một cái tàu chiến. Bỏ vào trong tàu một mẫu Na ( hoặc K) to bằng hạt đậu rồi thả vào chậu nứơc đã được nhỏ thêm vài giọt phenolphtalein không màu.
Sau vài phút tàu sẽ tự bốc cháy và nước trong chậu có loang màu hồng từ chỗ con tàu cháy, giống như cảnh tàu chiến địch bị bắn cháy, máu giặc nhuốm đỏ dòng sông.
- Giải thích: Nước thấm qua giấy, tác dụng với natri ( hoặc kali) theo phản ứng:

2Na + 2H2O -> 2 NaOH + H2
Phản ứng toả nhiều nhiệt làm cho khí hiđro thoát ra tự bốc cháy, đồng thời NaOH ( hoặc KOH) sinh ra làm cho phenolphtalein không màu chuyển sang màu hồng.
Về Đầu Trang Go down
 

Những Bí Ẩn Phía Sau Hóa Học

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

 Similar topics

-
» Những Câu Chuyện Về Hóa Học
» Những tác hại của axit và bazơ
» Những vụ án thủy ngân
» Những nhà Hóa học tiên phong
» Những nguyên tố trong ta
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Đang chuyển tới Email Cộng Đồng Mạng Hóa Học
Đang truy cập Diễn Đàn Hóa Học Thời @ - Mới vui lòng chờ trong giây lát...
Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất